Tiet 66 su dia phuong
Chia sẻ bởi Quàng Văn Xuấn |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Tiet 66 su dia phuong thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 14/04/2012 Ngày dạy: 16/04/2012 dạy lớp:7A
Ngày dạy: 17/04/2012 dạy lớp:7C
Ngày dạy: 18/04/2012 dạy lớp:7B
BÀI 2. SƠN LA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (1tiết)
1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
a. Kiến thức: Biết được trong lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, nhân dân các dân tộc Sơn La luôn hòa chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiều châu mường và dần ổn định cương vực địa lý cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La.
b. Kỹ năng: Có kỹ năng tổng hợp, nhận xét
c.Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương.
2. CHUẨN BỊ:
a. Thầy: Tư liệu + Giáo án.
b. Trò: Sưu tầm tranh ảnh.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (không).
b. Dạy nội dung bài mới:
1. Thông tin:
a. Từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Theo sử cũ, thủa dựng nước các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ- Sơn La thuộc bộ Tân Hưng.
Thời nhà Lý (1010 -1225) miền lưu vực sông Đà trong đó có vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây; Đến thời nhà Trần (1225- 1400) thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như:
Mường Muổi: Nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu, đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm Mường Muổi là là Chiềng Ly (còn gọi là Chiềng Pha). Các mường nhỏ thuộc phạm vi Mường Muổi, gồm có: Mường Sại (Chiềng Muôn), Mường Piềng (Chiềng Khoang, Chiềng Pấc), Mường Ét (Chiềng Ve), Mường La (châu Sơn La), Mường Quài (châu Tuần Giáo), Mường Mụa (châu Mai Sơn).
Mường Cây: nhà Lê chép vào sử sách là Quỳnh Nhai, trung tâm châu mường đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn).
Mường Tấc: sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là bản Viềng), gồm các nường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Ven (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ.
Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) chia làm 3 châu: Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Li, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha.
Mường Vạt: sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu, năm
Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái.
Rõ ràng, từ rất sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. Bài thơ của vua lê Thái Tông ở khe động Chiềng La (thị xã Sơn La) mang tên Quế Lân ngự chế khắc vào vách đá từ năm 1440, và truyền thống văn hoá lâu đời ở đây đã khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt.
Đến thời Nguyễn các châu mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Châu Mộc, Châu Yên), phủ Điện Biên (trong đó có châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng.
Trong
Ngày dạy: 17/04/2012 dạy lớp:7C
Ngày dạy: 18/04/2012 dạy lớp:7B
BÀI 2. SƠN LA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (1tiết)
1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
a. Kiến thức: Biết được trong lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, nhân dân các dân tộc Sơn La luôn hòa chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiều châu mường và dần ổn định cương vực địa lý cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn La.
b. Kỹ năng: Có kỹ năng tổng hợp, nhận xét
c.Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương.
2. CHUẨN BỊ:
a. Thầy: Tư liệu + Giáo án.
b. Trò: Sưu tầm tranh ảnh.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (không).
b. Dạy nội dung bài mới:
1. Thông tin:
a. Từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Theo sử cũ, thủa dựng nước các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ- Sơn La thuộc bộ Tân Hưng.
Thời nhà Lý (1010 -1225) miền lưu vực sông Đà trong đó có vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây; Đến thời nhà Trần (1225- 1400) thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như:
Mường Muổi: Nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu, đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm Mường Muổi là là Chiềng Ly (còn gọi là Chiềng Pha). Các mường nhỏ thuộc phạm vi Mường Muổi, gồm có: Mường Sại (Chiềng Muôn), Mường Piềng (Chiềng Khoang, Chiềng Pấc), Mường Ét (Chiềng Ve), Mường La (châu Sơn La), Mường Quài (châu Tuần Giáo), Mường Mụa (châu Mai Sơn).
Mường Cây: nhà Lê chép vào sử sách là Quỳnh Nhai, trung tâm châu mường đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn).
Mường Tấc: sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là bản Viềng), gồm các nường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Ven (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ.
Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) chia làm 3 châu: Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Li, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha.
Mường Vạt: sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu, năm
Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái.
Rõ ràng, từ rất sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. Bài thơ của vua lê Thái Tông ở khe động Chiềng La (thị xã Sơn La) mang tên Quế Lân ngự chế khắc vào vách đá từ năm 1440, và truyền thống văn hoá lâu đời ở đây đã khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt.
Đến thời Nguyễn các châu mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Châu Mộc, Châu Yên), phủ Điện Biên (trong đó có châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng.
Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quàng Văn Xuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)