Tiết 60- Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (mụcII) (tham khảo)

Chia sẻ bởi Đinh Hồng Nhung | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tiết 60- Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (mụcII) (tham khảo) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 4/4/2012
Tiết 60 - Bài 27:
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN

I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đời sống cơ cực của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước.
- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Phan Bá Vành (1821-1827), Nông Văn Vân (1833-1835), Lê Văn Khôi (1833-1835), Cao Bá Quát (1854-1856).
- Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của các cuộc nổi dậy.
2. Tư tưởng :
- Hiểu được triều đại nào để cho dân đói khổ thì tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó.
- Truyền thống đấu tranh chống áp bức cường quyền của nhân dân ta.
3. Kỹ năng:
- Sử dụng lược đồ; Nhận xét, đánh giá.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XX.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, xem kĩ lược đồ, xác định địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa..
III. Tổ chức các HĐ dạy học
1. Ổn định TC lớp: kt sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Trả lời:
- Giữa năm 1802, triều Tây Sơn chấm dứt.
- 1802 nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
- Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
- 1815 ban hành Luật Gia Long.
- Quan tâm và củng cố quân đội, xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
- Đối ngoại: Đóng cửa không tiếp xúc với nước ngoài nhưng thuần phục nhà Thanh.
3. Bài mới:
Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập nhưng chưa quan tâm đến đời sống của nhân dân, xóa bỏ những chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn. Những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ đã phản ứng ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIX, kết quả và ý nghĩa của KN nông dân ntn -> Bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung KT cơ bản


HS đọc phần 1 SGK.
? Đời sống nhân dân ta như thế nào? Nêu những biểu hiện cụ thể?

HS đọc đoạn trích nhận xét về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
? Qua đó em đánh giá thế nào về cách quản lý nhà nước của triều Nguyễn?

HS đọc 3 dòng đầu mục 2 (Tr 139)
? Điều em vừa đọc cho thấy gì về thái độ của nhân dân đối với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn?
GV trình bày trên bản đồ các cuộc khởi nghĩa.
Chia HS HĐ nhóm bàn 4’ để trình bày các cuộc khởi nghĩa theo các nội dung:


- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa:
- Địa bàn hoạt động:
- Lực lượng tham gia
- Thời gian hoạt động
- Kết quả:
GV hướng dẫn HS dựa vào SGK lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa.


















? Nhận xét về địa bàn các cuộc khởi nghĩa?
? Kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa?
? Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại?
- Nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết.
- Khả năng lãnh đạo của thủ lĩnh còn hạn chế.
- Triều đình nhà Nguyễn còn mạnh.
? Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn cho thấy thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào?

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
- Đời sống nhân dân (nhất là nông dân ngày càng cực khổ.
- Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.
- Quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi.

2. Các cuộc khởi nghĩa:








a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành
(1821 - 1827)
- Căn cứ (Trà Lũ) Nam Định.
- Hoạt động ở vùng Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
- Năm 1827 quân triều trình bao vây, khởi nghĩa bị đàn áp.

b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)