TIẾT 55 ngu van 9 DIEP NGU

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thanh | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: TIẾT 55 ngu van 9 DIEP NGU thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

TIẾT 55: Tiếng việt : ĐIỆP NGỮ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là phép điệp ngữ và tác dụng của phép điệp ngữ.
- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT::
1. Kiến thức:
- Khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ.
- Tác dụng của điệp nhữ trong văn bản.
2. Kĩ năng:
a .Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
b.Kĩ năng sống:
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng phép điệp ngữ .
3. Thái độ:
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
III .CHUẨN BỊ:
- Thầy soạn bài và có một số tình huống có vấn đề.
- Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGK
IVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là thành ngữ ?
- Giải thích một số thành ngữ sau: Sơn hào hải vị , Khoẻ như voi ,Tứ cố vô thân, Da mồi tóc sương
Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thương thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

5đ

Câu 2
 -> Các sản phẩm, các món ăn.
->Quý hiếm
-> Rất khoẻ
-> Không có ai thân thích ruột thịt
-> Chỉ người tuổi già.
5đ

2. Bài mới : GV giới thiệu bài
- Hồ Chí Minh muôn năm!
- Hồ Chí Minh muôn năm!
- Hồ Chí Minh muôn năm!
- Phút giây thiêng liêng anh gọi bác ba lần.
- Trong đoạn thơ trên cụm từ nào được lặp lại? Ở lớp 6 chúng ta đã học phép lặp từ như một biện pháp tu từ chúng ta hay gặp phải lỗ lặp do vốn từ nghèo nàn .Vì vậy phép điệp ngữ ra đời, để tìm hiểu thế nào là phép điệp ngữ, tác dụng và các loại của nó bài học hôm nay sẽ giả quyết vấn đề đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
I. ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ

* Đèn chiếu (bảng phụ) khổ thơ đầu và khổ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa"
- HS quan sát
1. Ví dụ: SGK

1. ở hai khổ thơ có từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
- HS phát hiện
- Từ được lặp đi lặp đi: nghe, vì

2. Lặp đi lặp lại từ ngữ như thế có tác dụng gì?
- HS trả lời
- Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

3. Em hiểu thế nào là điệp ngữ?
4. Cho ví dụ về điệp ngữ?
- HS đọc ghi nhớ
- HS lấy ví dụ
2. Ghi nhớ: SGK/152

Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng điệp ngữ
II. Các dạng điệp ngữ

5. Đọc lại khổ thơ cuối bài tiếng gà trưa
Em có nhận xét gì về đặc điểm của điệp ngữ này?
* Đèn chiếu (bảng phụ) VDa, b SGK
6. Em có nhận xét gì về đặc điểm cỉa loại điệp ngữ này.
- HS đọc

- HS nhận xét: điệp ngữ cách quãng
- HS đọc và nhận xét:
a) Điệp ngữ nối tiếp
b) Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
1. Điệp ngữ cách quãng

2. Điệp ngữ nối tiếp

3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng); lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau.

7. Theo em có mấy dạng điệp ngữ?
- HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ: SGK./152

Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
III. LUYỆN TẬP

8. Tìm điệp ngữ và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
- HS tìm và cho biết tác dụng
Bài tập 1:
a. "Một dân tộc", "dân tộc đó phải được": khẳng định tinh thần,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)