Tiết 51:Tác giả Nam Cao

Chia sẻ bởi Lương Thanh Thủy | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: tiết 51:Tác giả Nam Cao thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



NGƯỜI THỰC HIỆN:LƯƠNG THANH THỦY
Lớp giảng dạy : 11A1
TÁC GIẢ:
NAM CAO
Tiết 51:
I. Tiểu sử và con người
1.Tiểu sử
-Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri,quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà,huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, Hà Nam.
Bút danh: ghép hai chữ đầu của hai địa danh:huyện Nam Sang và tổng Cao Đà.
-Xuất thân trong một gia đình nông dân đông anh em.Ông là người duy nhất trong gia đình đông anh em ấy được học hành tử tế.
Hình ảnh Nam Cao khi
ở sài gòn về
- Học hết bậc Thành trung vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp sáng tác.Do đau ốm ông phải trở về quê sống vất vả, chật vật: có khi làm ông giáo, khi viết văn, lúc làm gia sư…
- Cách mạng tháng Tám thành công ông tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến.
- Năm 1951 trên đường đi công tác vùng sau lưng địch cùng Nguyễn Huy Tưởng nhà văn đã bị địch bắt và sát hại tại gần bốt Hoàng Gíap.
Nơi nhà văn
Nam Cao hi sinh
Mãi về sau này người nhà của ông mới tìm thấy nơi yên nghỉ của nhà văn
Mộ Nam Cao
2. Con người
- Bề ngoài lạnh lùng, khắc khổ đến tội nghiệp, ít nói nhưng đời sống nội tâm rất phong phú, luôn sục sôi.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt là sự gắn bó sâu nặng với quê hương với những người dân nghèo khổ …gốc rễ sâu xa cho các tác phẩm sau này.
- Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp, xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI.
Chọn con đường nghệ thuật vị nhân sinh và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- 1996 được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật.
1. Các tác phẩm chính
a .Trước cách mạng tháng Tám
- Chí phèo -1941
- Nửa đêm -1943
- Trăng sáng :1942
- Đời thừa : 1943
II. Sự nghiệp văn học
- Tiểu thuyết: Sống mòn viết năm 1944 in vào năm 1956 (sau khi nhà văn hi sinh)
b. Sau cách mạng tháng Tám
- Đôi mắt truyện ngắn đăng báo năm 1948
- Chuyện biên giới (tập kí) NXB văn nghệ1951
- Nhật ký ở rừng (1951)
- Ngoài ra còn một số truyện di cảo trước 1945 bị mất bản thảo như :
- Cái bát
- Một đời người
- Cái miếu
- Ngày lụt

2. Quan điểm nghệ thuật

a .Trước cách mạng
“Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”- Trăng sáng
 Văn học chân chính phải phản ánh được hiện thực cuộc sống, trung thành với những gì đang diễn ra.
“Một tác phẩm có giá trị…phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải ca tụng lòng thương,tình bắc ái, sự công bình…Nó làm cho con người gần nhau hơn.”- Đời thừa
Văn chương phải chứa đựng giá trị nhân đạo.
“Văn chương chỉ dung nạp những người thợ biết đào sâu tìm tòi, khơi những ngưồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có.”- Đời thừa
Văn chương phải có sự sáng tạo.
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương còn là đê tiện”- Đời thừa
Người cầm bút phải có lương tâm có trách nhiệm.
Những trang dằn mình như lấy chính máu mình mà viết của Nam Cao
b .Sau cách mạng
-Say mê tận tụy phục vụ kháng chiến, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết : sống đã rồi hãy viết

văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống
Trước cách mạng: văn chương phải có giá trị nhân đạo
văn chương phải sáng tạo
người viết có lương tâm trách nhiệm
Sau cách mạng: sống đã rồi hãy viết
Tất cả đều thể hiện một cái nhìn nhân sinh quan
tiến bộ và mới mẻ.
3. Các đề tài chính
a. Đề tài người trí thức nghèo
-Tp chính: Đời thừa, Trăng sáng, Sống mòn…
-ND: + Đề cập một cách chân thực tấn bi kịch tinh thần của người tri thức: sống trong cảnh sống mòn,vô ích, như người thừa
+ Phản ánh quá trình đấu tranh nội tâm vượt lên chính mình.
Phê phán xh phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con ngươi,đề cao khát vọng chân chính có mọt cuộc sống theo đúng nghĩa của nó.
b. Người nông dân nghèo
-Tác phẩm: Một bữa no, Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mõ,…
-ND: + Phản ánh đời sống cơ cực, bần hàn, tăm tối của người nông dân.
+ Đi sâu khai thác từng số phận, hoàn cảnh cụ thể đặc biệt là những người đang bị hủy diệt cả nhân hình lẫn nhân tính.
+ Phát hiện ra những phẩm chất lương thiện ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, chà đạp.
Nam Cao là người miêu tả quá trình tha hóa của người nông dân đến ngọn nguồn.
Dù viết về đề tài nào nhà văn cũng luôn day dứt, trăn trở về tình trạng sói mòn về nhân phẩm do hoàn cảnh tác động.

Nhân vật Chí Phèo
Nhân vật Lão Hạc
Nhân vật Thị Nở
Thị Nở- Chí Phèo
- Đi vào khai thác vấn đề nhỏ nhặt, xoàng xĩnh → Nhưng có ý nghĩa sâu sắc
- Có biệt tài khai thác tâm lý nhân vật, tìm hiểu “con người trong con người”.
- Mang tính triết lí – không khô khan – mang đến nhiều bài học, ý nghĩa giáo huấn.
- Giọng điệu: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương…
3. Phong cách nghệ thuật
- Nam Cao xuất hiện vào chặng cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán nhưng ông có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn xuôi hiện đại vào nửa đầu XX.
-Những tác phẩm của ông bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện.
III. Kết luận
Thay mặt tổ Ngữ văn cám ơn
Quý thầy cô và toàn thể các em đã chăm chú lắng nghe

Về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của cố nhà văn
NAM CAO


CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)