Tiet 50 + 51 Lich su 7 CHUAN

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hải | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tiet 50 + 51 Lich su 7 CHUAN thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 26
Ngày soạn: 25 / 02 / 2012

Tiết: 50
Ngày dạy: / 02 / 2012




Khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII

a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: HS nắm được:
- Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.
- Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa lớn.
- Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng cho HS căm ghét sự áp bức, cường quyền, đồng cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, buộc họ phải vùng lên đòi quyền sống, kính phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nông dân và các thủ lĩnh nghĩa quân chống chính quyền phong kiến thối nát.
3- Kĩ năng:
- Sưu tầm ca dao tục ngữ phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân.
- Tập vẽ bản đồ, xác định các địa danh, hình dung các địa bàn hoạt động và quy mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
C. phương pháp:
- Thuyết trình, khái quát, so sánh, đối chiếu.
- Vấn đáp tái hiện, trực quan, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
d- Tiến trình tổ chức dạy và học:
I- ổn định và tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
III- Giới thiệu bài mới:
ở các bài học trước, chúng ta thấy sự cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nền sản xuất trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đó kéo dài ắt dẫn đến cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức, có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
IV- Dạy và học bài mới:




1- Tình hình chính trị

Hoạt động dạy - học
Nội dung

 Cho HS đọc phần in nghiêng.
? Em có nhận xét như thế nào về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài?
? Chính quyền phong kiến Đàng ngoài đã làm cho đời sông nhân dân ở Đàng ngoài như thế nào? vì sao nhân dân đứng dậy đấu tranh?
GV nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân.



- Chính quyền phong kiến mục nát cực độ.
- Các tầng lớp nhân dân cực khổ bị dồn đến bước đường cùng( thuế nặng, mất mùa, chết đói) phải bỏ làng, bỏ nghề đi lưu vong, phiêu tán.

( Nông dân vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến.





2- Những cuộc khởi nghĩa lớn.

Hoạt động dạy - học
Nội dung

GV sử dụng lược đồ các cuộc KN nông dân Đàng Ngoài.
GV giải thích kí hiệu trên lược đồ.
Yêu cầu HS tìm hiểu ngắn gọn niên đại, tên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)