Tiết 35: Ôn tập: Nito- Photpho

Chia sẻ bởi Trương Trung Thành | Ngày 10/05/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: Tiết 35: Ôn tập: Nito- Photpho thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ DỰ THI MÔN : HÓA HỌC 11 BAN CƠ BẢN NĂM HỌC: 2007 - 2008
TRƯỜNG THPT BC LÊ HỮU TRÁC
TIẾT 35: ÔN TẬP HỌC KỲ MỘT (Tiết 2)
Chương II:NITƠ – PHOTPHO


Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập số 1


Học sinh làm các bài tập sau

Câu 1: Nitơ có số oxi hóa cao nhất trong chất nào sau đây ?.
A. NO2. B. HNO2.
C. HNO3. D. N2O.

Câu 2: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học như thế nào so với nitơ.
A. P yếu hơn.
B. Bằng nhau.
C. P mạnh hơn.
D. Không xác định được.
Câu 3: Cho hỗn hợp các chất khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí trên. Giải thích cách làm và viết các phương trình hóa học (nếu có).
Đáp án
Đáp án
Cho hỗn hợp các chất khí đi từ từ qua dung dịch NaOH lấy dư. Các khí CO2, SO2, Cl2, HCl phản ứng với NaOH, tạo thành các muối tan trong dung dịch. Khí nitơ không tan trong NaOH sẽ thoát ra ngoài. Cho khí nitơ có lẫn một ít hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đậm đặc, hơi nước sẽ bị H2SO4 hấp thụ, ta thu được khí nitơ tinh khiết.
Các phương trình hóa học:
CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O.
SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O.
Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O.
HCl + NaOH  NaCl + H2O.
Câu 4: Trong các chất: H2, O2, Li, Cu, Ba, Hg. Số chất phản ứng được với N2 là:
A. 3 B. 4 C. 5 D.6
Đáp án


Đáp án B.
N2 phản ứng được với H2, O2, Li, Ba.
Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập số 2
Học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1: Để nhận biết các mẫu phân đạm: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3. chọn thuốc thử là:
A. Dung dịch AgCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ba(OH)2.
D. Dung dịch BaCl2.
Câu 2: Chất khí nào khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ:
A. Cacbon đioxit
B. Nitơ đioxit.
C. Amoniac
D. Nitơ monooxit.
Câu 3: Cần lấy bao nhiêu lít hỗn hợp N2 và H2 (đktc) để điều chế được 51g NH3, biết hiệu suất phản ứng là 25%.
A. 537,6 lít B. 538,7 lít.
C. 538 lít D. 530 lít.
Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập số 3
Học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1: Phản ứng:

Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là:
A. 3; 8; 3; 2; 4. B. 3; 8; 2; 3; 4.
C. 3; 8; 3; 4; 2. D. 3; 3; 8; 2; 4.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 (g) photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, dung dịch thu được có các muối:
A. Na2HPO4 và Na3PO4.
B. NaH2PO4 và Na2HPO4.
C. NaH2PO4 và Na3PO4.
D. Na3PO4.
Câu 3: Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml dung dịch H3PO4 0,50M ?
A. 75ml. B. 80ml.
C. 70ml. D. 85ml.

Câu 4: Hòa tan 30,0g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1,00M lấy dư, thoát ra 6,72 lít khí NO (ở đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 1,20g. B. 4,25g. C. 1,88g. D. 2,52g.
Học sinh điền thông tin vào phiếu học tập số 4
N?i dung phi?u h?c t?p s? 1
So s�nh c�c tính ch?t c?a
Nit? v� photho.

Học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1: Phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, sản phẩm thu được là:
A. FeO, NO2 và O2.
B. Fe2O3,NO2 và O2.
C. Fe(NO3) 2, NO2 và O2.
D. Fe(NO3)2, O2.
Câu 2: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước:
A. AgCl, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2.
B. Na3PO4, CaHPO4, CaSO4.
C. AgCl, BaHPO4, Ca3(PO4)2.
D. AgCl, BaCO3, Ca(H2PO4)2.
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch muối: NaCl, Na3PO4, NaNO3. Chọn thuốc thử là:
A. Dung dịch Cu(NO3)2.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch Fe(NO3)3.
Câu 4: Nung nóng 27,3g hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2ml H2O thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp phụ (lượng O2 hòa tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 18g B. 8,5g C. 8,6g D. 18,8g.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)