Tiết 3 Thông tin và dữ liệu

Chia sẻ bởi Lê Sỹ Nguyên | Ngày 25/04/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Tiết 3 Thông tin và dữ liệu thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:........./.........../2013
Ngày giảng:...............................................................................................................
Tiết dạy: 03 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tt)

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết mã hoá thông tin cho máy tính.
– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kĩ năng:
– Bước đầu biết mã hoá thông tin đơn giản thành dãy bit.
Thái độ:
– Kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
– Giáo án, bảng mã ASCII.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, ...
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu các dạng thông tin. Cho ví dụ.
Đáp: Dạng số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, …
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

Hoạt động 1: Giới thiệu thế nào là Mã hoá thông tin trong máy tính

Đặt vấn đề: TT là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà MT có thể hiểu và xử lý. Việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin.
– Thế nào là mã hóa thông tin?



– GV giới thiệu bảng mã ASCII và hướng dẫn mã hoá một vài thông tin đơn giản.
– Dãy bóng đèn:
TSSTSTTS –> 01101001.
– Ví dụ: Kí tự A
+ Mã thập phân: 65
+ Mã nhị phân là: 01000001 .
– Cho các em thảo luận tìm mã thập phân và nhị phân của một số kí tự .
– Nhắc học sinh xem bộ mã ASCII cơ sở







– Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hóa thông tin.







– Tra bảng mã ASCII và đưa ra kết quả.



Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính.

– Có mấy cách biểu diễn thông tin trên máy tính?
1. Thông tin loại số:
a) Hệ đếm:
– Hệ đếm là gì?


– Con người thường dùng hệ đếm nào?
– Trong tin học dùng hệ đếm nào?
– Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
– Hệ đếm La Mã được biểu diễn bằng các kí hiệu nào?

– Cho HS viết 1 số dưới dạng số La Mã.

– Hệ thập phân sử dụng các kí hiệu nào để biểu diễn?
– Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.
Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận ở bên phải.
Hệ thập phân: Mọi số N có thể được biểu diễn dưới dạng:
N = an10n + an-110n-1 +...+ a1101+a0100 +
+ a-110-1+...+a-m10-m, 0ai9.
– Hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm 2 hệ đếm.
Ví dụ: 355 (chữ số 5 hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số 5 ở hàng chục chỉ 50 đơn vị).
b) Các hệ đếm thường dùng trong Tin học
– Trong tin học thường dùng thêm hệ đếm nào?
+ Hệ nhị phân: tương tự như hệ thập phân, mọi số N có thể được biểu diễn dưới dạng:
N = an2n + an-12n-1 +...+ a121+a020 +
+ a-12-1+...+a-m2-m, ai = 0, 1.

+ Hệ hexa: tương tự
N = an16n + an-116n-1 +...+ a1161+a0160 +
+ a-116-1+...+a-m16-m, 0ai15.
Với quy ước: A = 10; B = 11; C = 12;
D = 13; E = 14; F = 15

– Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó
– Giáo viên hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
Thập phân <–> nhị phân <–> hệ 16
– Chuyển đổi từ hệ 10 sang hệ 2, 16
Lấy số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Sỹ Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)