Tiết 3
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Nhỏ |
Ngày 26/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Tiết 3 thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 03: Ngày soạn: 25/8/08
Chương 1 :KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiết 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nắm được các vấn đề thường được giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL;
Khái niệm CSDL, các mức thể hiện (các mức chi tiết khi mô tả CSDL) và hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó.
2. Kĩ năng
Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.
II. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp.
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu bài. Máy projector, tranh ảnh .
Máy chiếu Phiếu học tập,
Viết giấy thảo luận Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, đọc bài trước ở nhà
IV. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu khái niệm CSDL? Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy?
ĐVĐ cho bài mới: Để hệ CSDL hoạt động tốt hơn thì hệ CSDL phải đảm bảo các yêu cầu sau:
GV: Thế nào là cấu trúc của một CSDL?
HS: Trả lời câu hỏi thông qua SGK
GV: Tính toàn vẹn là gì?
GV: gợi ý cho HS về tính toàn vẹn: Để đảm bảo tính toàn vẹn trên cột điểm, sao cho điễm nhập vào theo thang điểm 10, các điểm môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào >=0 và <=10.
GV: Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác về tính toàn vẹn
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Tính nhất quán là gì?
HS: Suy nghĩ, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi
GV: Giải thích ví dụ trong SGK, yêu cầu HS lấy ví dụ khác
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Tính an toàn và bảo mật thông tin?
GV: Gợi ý cho HS về tính an toàn và bảo mật thông tin: Bản thân các em có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường nhưng hệ thống sẽ ngăn lại nếu các em cố tình sửa điểm. Hoặc khi điện bị tắt đột ngột phần mềm bị hỏng thì máy hoàn toàn có thể khôi phục lại được dữ liệu.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ khác
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Em hiểu thế nào về tính độc lập?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Lấy ví dụ về tính đọc lập ở hai mức, yêu cầu HS lấy ví dụ khác
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Em hiểu thế nào là tính không dư thừa?
GV: Gợi ý cho HS về tính không dư thừa. Một CSDL đã có cột Ngày sinh thì không cần có cột tuổi.
GV: Các em hãy nêu một số ứng dụng mà các em trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng nó
c.Các yêu cầu cơ bản của CSDL
- Tính cấu trúc: Dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định. Ví dụ, CSDL lớp có cấu trúc là bảng 50 dòng, 10 cột. Mỗi cột là một thuộc tính và mỗi dòng là một hồ sơ học sinh.
- Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh.
- Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được bảo đúng đắn.
- Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL vẫn được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được những truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm.
-Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khai thác khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào một vài bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí.
- Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dư liệu đã có. Sự trùng lặp thông tin vừa lãng phí bộ nhớ để lưu trữ vừa dễ dẫn đến tình trạng không nhất quán thông tin.
d. Một số ứng dụng
Đọc sách giáo khoa
V.
Chương 1 :KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiết 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nắm được các vấn đề thường được giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL;
Khái niệm CSDL, các mức thể hiện (các mức chi tiết khi mô tả CSDL) và hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó.
2. Kĩ năng
Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.
II. Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp.
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghiên cứu bài. Máy projector, tranh ảnh .
Máy chiếu Phiếu học tập,
Viết giấy thảo luận Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, đọc bài trước ở nhà
IV. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu khái niệm CSDL? Dữ liệu lưu trên máy có ưu điểm gì so với một dữ liệu lưu trên giấy?
ĐVĐ cho bài mới: Để hệ CSDL hoạt động tốt hơn thì hệ CSDL phải đảm bảo các yêu cầu sau:
GV: Thế nào là cấu trúc của một CSDL?
HS: Trả lời câu hỏi thông qua SGK
GV: Tính toàn vẹn là gì?
GV: gợi ý cho HS về tính toàn vẹn: Để đảm bảo tính toàn vẹn trên cột điểm, sao cho điễm nhập vào theo thang điểm 10, các điểm môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào >=0 và <=10.
GV: Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ khác về tính toàn vẹn
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Tính nhất quán là gì?
HS: Suy nghĩ, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi
GV: Giải thích ví dụ trong SGK, yêu cầu HS lấy ví dụ khác
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Tính an toàn và bảo mật thông tin?
GV: Gợi ý cho HS về tính an toàn và bảo mật thông tin: Bản thân các em có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường nhưng hệ thống sẽ ngăn lại nếu các em cố tình sửa điểm. Hoặc khi điện bị tắt đột ngột phần mềm bị hỏng thì máy hoàn toàn có thể khôi phục lại được dữ liệu.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ khác
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Em hiểu thế nào về tính độc lập?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Lấy ví dụ về tính đọc lập ở hai mức, yêu cầu HS lấy ví dụ khác
HS: Nghiên cứu và trả lời
GV: Em hiểu thế nào là tính không dư thừa?
GV: Gợi ý cho HS về tính không dư thừa. Một CSDL đã có cột Ngày sinh thì không cần có cột tuổi.
GV: Các em hãy nêu một số ứng dụng mà các em trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng nó
c.Các yêu cầu cơ bản của CSDL
- Tính cấu trúc: Dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định. Ví dụ, CSDL lớp có cấu trúc là bảng 50 dòng, 10 cột. Mỗi cột là một thuộc tính và mỗi dòng là một hồ sơ học sinh.
- Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh.
- Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải được bảo đúng đắn.
- Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL vẫn được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được những truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm.
-Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khai thác khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào một vài bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí.
- Tính không dư thừa: CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dư liệu đã có. Sự trùng lặp thông tin vừa lãng phí bộ nhớ để lưu trữ vừa dễ dẫn đến tình trạng không nhất quán thông tin.
d. Một số ứng dụng
Đọc sách giáo khoa
V.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Nhỏ
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)