Tiet 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hệ | Ngày 26/04/2019 | 124

Chia sẻ tài liệu: tiet 3 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 3 Ngày soạn: 12/08/2009
Bài 2:
hàng hoá - tiền tệ - thị trường

I. Mục tiêu
1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
Học song bài này HS cần hiểu được:
- Khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.
2) Về kỹ năng:
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài học.
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải quyết được 1 số vấn đề liên quan đến bài học.
3) Về thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hoá đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội hiện nay.
- Coi trọng việc sản xuất hàng hoá, nhưng không sùng bái hàng hoá, không sùng bái tiền tệ.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
III. phương tiện dạy học:
Sơ đồ, biểu bảng, bảng phụ, giấy cỡ to, bút dạ, SGK, SGV ...
IV. tiến trình lên lớp
1) định tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
1. Phát triển kinh tế là gì ?
2. Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?
3) Giảng bài mới:
Nếu như trước đây, cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã tạo cho con người ta sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thì ngày nay cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải thực sự tích cực, năng động, tính toán đến hiệu quả kinh tế.
Hay nói cách khác để thích ứng với kinh tế thị trường mỗi người phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành nền kinh tế thị trường đó là: Hàng hoá, tiền tệ, thị trường. Vậy các yếu tố đó là gì ? Có thể vận dụng chúng như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống ?

Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản


GV đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết lịch sử phát triển của nền SX xã hội đã từng tồn tại 2 tổ chức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.
GV treo sơ đồ giới thiệu và so sánh 2 hình thức t/c kinh tế. (TN và hàng hoá).
Trên cơ sở đó HS rút ra kết: Kinh tế hàng hoá ở trình độ cao hơn, ưu việt hơn so với kinh tế tự nhiên.
Vì vậy các nước muốn phát triển kinh tế phải thực hiện kinh tế hàng hoá mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường.



Vậy khi nào thì sản phẩm trở thành hàng hoá ?
GV dùng sơ đồ về 3 điều kiện để SP trở thành hàng hoá để nói lên, phân tích KN hàng hoá.
Yêu cầu HS nêu những VD thực tiễn để chứng minh rằng: Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên thì SP không trở thành hàng hoá.
VD:
Người nông dân SX ra lúa gạo 1 phần để tiêu dùng, còn lại 1 phần đem đổi lấy quần áo, và các SP tiêu dùng khác.
Vậy phần lúa nào của người nông dân là hàng hoá ?
Dự kiến HS trả lời: Đó phải là phần đem trao đổi.
GV dẫn dắt: Hàng hoá có 2 dạng vật thể và phi vật thể.
Treo sơ đồ 2 dạng của hàng hoá.
Yêu cầu HS lấy VD chứng minh.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)