Tiết 26: ÔN TẬP

Chia sẻ bởi Lê Trần Thùy Dương | Ngày 22/10/2018 | 82

Chia sẻ tài liệu: Tiết 26: ÔN TẬP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TIếT 26
ÔN TậP
kiểm tra bài cũ
Câu 1: Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện ? Tại sao nói dòng điện có tác dụng từ ?
Trả lời:
- Các tác dụng của dòng điện bao gồm: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện.
- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
Vải khô
Tiết 26: ÔN TẬP
Câu 1: Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện
I. TỰ KIỂM TRA:(Sgk)
- Thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.
- Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.
Vụn giấy
Tiết 26: ÔN TẬP
Câu 2: Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau?
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
- Điện tích khác loại(dương hoặc âm) thì hút nhau.
- Điện tích cùng loại(cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau.
I. TỰ KIỂM TRA:(Sgk)
+ +
+
-
-
-
Êlectrôn
Hạt nhân
**.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
Tiết 26: ÔN TẬP
1. Ở tâm nguyên nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
2. Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
3. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
4. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
+
-
+
-
+
-
+
-
+
-
+
-
+
-
-
-
-
Trước khi cọ xát
Sau khi cọ xát
Mảnh vải
Thước nhựa
nhận thêm êlectrôn
mất bớt êlectrôn
Tiết 26: ÔN TẬP
I. TỰ KIỂM TRA:(Sgk)
Câu 3: Đặt câu với các cụm từ: Vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn, mất bớt êlectrôn.
- Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
- vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.
Tiết 26: ÔN TẬP
b. Dòng điện trong kim loại là dòng …………………… . .
……… có hướng.
Câu 4: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Dòng điện là dòng ………………………………….có hướng.
các điện tích dịch chuyển
các êlectrôn tự do dịch
chuyển
I. TỰ KIỂM TRA:(Sgk)
Câu 5: Các vật hay vật liệu nào sau đây là vật dẫn điện ở điều kiện thường:
a. Mảnh tôn; b. Đoạn dây nhựa;
c. Mảnh pôliêtinlen(nilông); d. Không khí;
e. Đoạn dây đồng; f. Mảnh sứ.
Câu 6: Kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.
- Các tác dụng dòng điện là: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý.
Tiết 26: ÔN TẬP
I. TỰ KIỂM TRA:(Sgk)
Các tác dụng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trong kim loại là dòng ………….. . . . . . . . .
dịch chuyển có hướng.
Là dòng các ………. . dịch chuyển có hướng
Do . . . . . . . . . tạo ta.
Vật nhiễm điện dương khi : . . . . . . . . . . . . .
Cùng loại: . . .. . . . .
Khác loại: . . . . . . . .
Vật nhiễm điện âm khi: . . . . . . . . . . . . .
II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
DÒNG ĐIỆN
nguồn điện
các êlectrôn tự do
Tác dụng phát sáng, tác dụng nhiệt.
điện tích
nhận thêm êlectrôn
mất bớt êlectrôn
đẩy nhau
hút nhau
Tiết 26: ÔN TẬP
tác dụng từ, tác dụng hóa học, tac dụng sinh lí.
Tiết 26: ÔN TẬP
III. VẬN DỤNG:
Câu 2: Trong mỗi hình 30.1a,b,c,d cả hai vật A,B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh.Hãy ghi dấu điện tích(+ hoặc - ) cho vật chưa ghi dấu.
Tiết 26: ÔN TẬP
-
-
+
+
III. VẬN DỤNG:
Câu 3: Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len. Cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn?
- Mảnh nilông bị nhiễm điện âm vì nhận thêm êlectrôn.
- Miếng len bị mất bớt êlectrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông) nên thiếu êlectrôn (nhiễm điện dương)
III. VẬN DỤNG:
Trả lời:
Tiết 26: ÔN TẬP
Câu 4: Trong sơ đồ mạch hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
Tiết 26: ÔN TẬP
III. VẬN DỤNG:
So sánh chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do trong kim loại.
+ -
-
-
-
-
-
-
C4
Chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do trong kim loại ngược chiều nhau.
Câu 5: Trong bốn thí nghiệm được bố trí như hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng?
Tiết 26: ÔN TẬP
III. VẬN DỤNG:
Tiết 26: ÔN TẬP
IV: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRONG SBT
Bài 18.4 ( tr.19 – SBT ): Trong một lần thí nghiệm, Hải đưa một chiếc lược nhựa lại gần một mảnh nilông thì thấy lược nhựa hút mảnh nilông. Hải cho rằng lược nhựa và mảnh nilông bị nhiễm điện khác loại ( mang điện tích trái dấu nhau ). Nhưng Sơn lại cho rằng chỉ cần một trong hai vật này bị nhiễm điện thì chúng vẫn có thể hút nhau. Theo em thì Sơn hay Hải, ai đúng ? Ai sai ? Làm cách nào để kiểm tra điều này ?
- Cả Hải và Sơn có thể đúng, có thể sai.
- Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì đơn giản nhất là đưa lược nhựa và mảnh nilông của Hải lại gần các vụn giấy .
Trả lời:
+Nếu cả lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng.
+Còn nếu chỉ một trong hai vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng.
Tiết 26: ÔN TẬP
IV: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRONG SBT
Bài 20.3 (tr. 21 – SBT): Vì sao người ta phải bảo vệ xe chở xăng bằng cách buộc xích sắt vào khung xe và thả đầu kia xuống đất kéo lê trên mặt đường ô tô chạy ?
Trả lời
- Ô tô chạy, cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng.
- Dây xích sắt là vật dẫn điện, truyền điện tích từ ôtô xuống đất để tránh xảy ra cháy, nổ xăng.
Tiết 26: ÔN TẬP
IV: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRONG SBT
Bài 20.2 (SBT tr.21 ): Trong thí nghiệm được bố trí như hình 20.1, hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa đủ xa. Khi làm quả cầu A nhiễm điện, hai lá nhôm mỏng gắn với nó xòe ra.
a) Tại sao hai lá nhôm này xòe ra ?
b) Có hiện tượng gì xảy ra với hai lá nhôm mỏng gắn với quả cầu B hay không, nếu nối A với B bằng một thanh nhựa như hình 20.2 ? Tại sao?
c) Cũng như câu hỏi b) trên đây, nhưng thay cho thanh nhựa người ta dùng một thanh kim loại có tay cầm bằng nhựa để nối A với B
Tiết 26: ÔN TẬP
IV: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRONG SBT
Bài 20.2
Trả lời:
a) Hai lá nhôm này xòe ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau.
b) Không có hiện tượng gì xảy ra. Vì thanh nhựa là vật cách điện nên các điện tích dịch chuyển không thể dịch chuyển qua nó.
c) Hai lá nhôm gắn với gắn với quả cầu A cụp bớt lại, còn hai lá nhôm gắn với quả cầu B xòe ra. Vì đoạn dây đồng là vật dẫn điện. Các điện tích dịch chuyển từ quả cầu B qua đoạn dây đồng. Quả cầu A mất bớt điện tích, quả cầu B có thêm điện tích.
* Xem lại các kiến thức trọng tâm của phần ôn tập:
+ Sự nhiễm điện do cọ xát.
+ Hai loại điện tích.
+ Dòng điện – Nguồn điện, chiều dòng điện.
+ Sơ đồ mạch điện, vật dẫn điện và vật cách điện, dòng điện trong kim loại.
+ Các tác dụng của dòng điện.
* Làm lại các bài tập, giải thích các hiện tượng trong mỗi bài học.
* Chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết.

BÀI TẬP VỀ NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trần Thùy Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)