Tiết 26: Làm bài tập lịch sử chương I, II

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Sơn | Ngày 11/05/2019 | 253

Chia sẻ tài liệu: Tiết 26: Làm bài tập lịch sử chương I, II thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 11 :
Tiết 21 : Bài tập lịch sử (chương 1+2 )
Tiết 22 :Bài 13:Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Tuần 11 NS :10.11.05
Tiết 21 BÀI TẬP LỊCH SỬ (CHƯƠNG 1+2 ) ND : 14.10.05

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức:
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở chương 1 +2
2.Tư tưởng :
- Ý thức tự giác học tập , rèn luyện
3.Kĩ năng :
- Sử dụng lược đồ, làm bài tập trắc nghiệm..
II.PHƯƠNG PHÁP :
- Thảo luận nhóm , trực quan, trắc nghiệm...
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bài tập lịch sử (bảng phụ), lược đồ câm
IV. Các hoạt động dạy học
?n định lớp
Kiểm tra bài cũ
-Trình bày sự thay đổi về xã hội thời lý?
-Nêu những thành tựu về giáo dục và văn hoá thời lý ?
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bài tập 1: Thống kê Thảo luận nhóm
Gv giới thiệu một vài nét về giai đoạn lịch sử này.

Câu hỏi: Em hãy kể tên các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ ( X- XII ) Thời gian thành lập và người lãnh đạo?
- Yêu cầu:
+ Gv giới thiệu câu hỏi và hướng dẫn trả lời trên bảng phụ .
+ Gv qui định thời gian thảo luận nhóm của học sinh ( cả phần thảo luận và phần ghi bảng phụ)
+ Gv công bố đàp án =>
+ Hs nhận xét phần bài tập của nhóm kế bên
+ Gv nhận xét chung ( ghi điểm).


Bài tập 2.: (Bài tập thời gian và sự kiện) Thảo luận nhóm.
Câu hỏi: Chọn thời gian tương ứng với� sự kiện?

Thời gian Sự kiện
A. 938 1. Loạn 12 sứ quân.
B. 965 2. Chiến thắng Bạch Đằng.
C. 981 3. Dời đô về Thăng Long.
D. 1010 4.Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Tống xâm lược.
E. 1042 5.Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Tống xâm lược.
F. 1076 6.Ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Yêu cầu:
+ Gv giới thiệu câu hỏi và hướng dẫn trả lời trên bảng phụ .
+ Gv qui định thời gian thảo luận nhóm của học sinh ( cả phần thảo luận và phần ghi đáp án)
+ Gv công bố đàp án =>
+ Hs nhận xét phần bài tập của nhóm kế bên
+ Gv nhận xét chung ( ghi điểm).

Bài tập 3 : Thuật lại diễn biến trên lược đồ câm. Thảo luận nhóm

Câu hỏi: Em hãy Thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn ?
- Yêu cầu:
+ Gv giới thiệu lược đồ cho Hs quan sát.
+ Gv phát tư liệu phục vụ cho TLN.
+ Gv nhắc lại sơ qua diễn biến cho Hs định hình lại
+ Gv qui định thời gian thảo luận nhóm của học sinh ( cả phần thảo luận và phần ghi đáp án)
+ Hs nhận xét phần bài tập của nhóm thực hiện
+ Gv nhận xét chung ( ghi điểm).

Bài tập 4: Bài tập tư duy (cá nhân)

Câu hỏi: Tại sao nói Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài và có cách đánh sáng tạo?
- Yêu cầu:
+ Gv giới thiệu câu hỏi và hướng dẫn trả lời trên bảng phụ .
+ Gv qui định thời gian cho học sinh-> trả lời
+ Hs nhận xét phần trả lời của bạn.
+ Gv nhận xét chung ( ghi điểm).
Bài tập 1: Tên các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỉ ( X- XII ) Thời gian thành lập và người lãnh đạo:



* Đáp án:

Triều đại
Năm thành lập
Người lãnh đạo

Ngô
939
Ngô Quyền

Đinh
968
Đinh Bộ Lĩnh

Tiền Lê
979
Lê Hoàn

Lý
1009
Lý Công Uẩn



Bài tập 2: Chọn thời gian tương ứng với� sự kiện
















* Đáp án:
A2; B1; C4; D3; E6 ; F5.



Bài tập 3 :

* Đáp án:
- Năm 981 quân Tống chia hai đạo thủy, bộ xâm lược nước ta.
- Lê Hoàn lãnh đạo đánh thắng nhiều trận ác liệt trên sông Bạch Đằng và biên giới phía Bắc.
+ Khẳng định quyền làm chủ đất nước
+ Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, củng cố độc lập.




Bài tập 4: Lý Thường Kiệt là một vị tướng tài và có cách đánh sáng tạo:


- Tướng tài: Ông là người� có cốt cách và tài năng phi thường.
- Có cách đánh sáng tạo:
+ Đánh trước để phòng vệ.
+ Dùng thơ đánh vào tâm lý của giặc.
+ Đánh bất ngờ vào ban đêm.
+ Thi hành biện pháp giảng hòa

4. Củng cố:
- Gv tổng hợp lại những kiến thức trong buổi học.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị bài 13 ``Nước Đại Việt thế kỉ XIII``.
- Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về các thành tựu văn hóa thời Lý.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 14
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)