Tiết 23

Chia sẻ bởi Hồ Thanh Hà | Ngày 26/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Tiết 23 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

PPCT: Tiết 23 Ngày 30 tháng 02 năm 2012
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 2)
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài cũ :
Câu hỏi : Công dân thực hiện quyền dân chủ thông qua bầu cử, ứng cử như thế nào ? 
3. Bài mới.
- Gv :Trên cơ sở câu trả lời của học sinh giáo viên khái quát vào bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính

Hoạt động 1
Tìm hiểu về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin , tìm hiểu khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội)
- Gv đặt vấn đề : Hiến pháp 1992 quy định : Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của xã hội.
- Gv : Nêu câu hỏi :
CH : Thế nào là quỳên tham gia quản lí nhà nước và xã hội ?
Hoạt động 2
Tìm hiểu về nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế để tìm hiểu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội)
- Gv : Cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
CH : Thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước được phân biệt ở cấp độ và phạm vi như thế nào ?
CH : ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình như thế nào ?
Ví dụ : Hiến pháp, luật đất đai
Bộ luật dân sự, hình sự.

CH : ở phạm vi cơ sở dân chủ trực tiếp được thực hiện trên cơ sở nào ?
CH : Vậy biểu hiện của nó ntn ?
Ví dụ :Nhân dân có quyền được biết các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Hs: Thảo luận, trao đổi, phát biểu.
- Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

- Gv: Nêu câu hỏi.
CH : Cơ chế Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra được biểu hiện như thế nào ?
Ví dụ: Các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước...
CH : Lấy ví dụ chứng minh ?
Thảo luận quy hoạch, kế hoạch ... )
CH:Tham gia quản lí nhà nước và xã hội có ý nghĩa ntn đối với công dân và đối với đất nước?
- Hs: Trả lời các câu hỏi trên.
- Gv: nhận xét, bổ sung và kết luận





2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội .




- Là quyền của công dân tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước trong các lĩnh vực của đời sỗng xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương ; quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế, xã hội.
b.Nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
* Ở phạm vi cả nước :
- Tham gia thảo luận góp ý kiến xây dựng các vấn đề văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến quyền lợi và lợi ích cơ bản của công dân.
- Thảo luận và biểu quyết những vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý dân.
* Ở phạm vi cơ sở.
- Dân chủ trực tiếp được thực hiện cơ sở cơ chế : Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra .
* Biểu hiện :
- Những việc phải thông báo cho dân biết để thực hiện.
- Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết hoạc bỏ phiếu kín tại các hội nghị.
- Những việc dân được thảo luận tham gia ý
- Những việc dân được thảo luận tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
- Những việc nhân dân ở xã kiểm tra, giám sát.




c. ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nd tham gia vào bộ máy hoạt động của nhà nước.
- Nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân...
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.



- Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận các tình huống sau để cũng cố bài học.
Tình huống 1: Trong cuộc họp tổ dân cư bàn về chủ trương huy động nhân dân góp tiền cho quỷ khuyến học, có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)