Tiết 22: Nước Đại việt thế kỉ XIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Hùng | Ngày 11/05/2019 | 269

Chia sẻ tài liệu: Tiết 22: Nước Đại việt thế kỉ XIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 22
Bài 13:Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần được thành lập. Sự thành lập nhà Trần là cần thiết cho đất nước và xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Việc nhà Trần thay thế nhà Lý đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật thời Lý, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Bước đầu giúp HS hiểu quy luật vận động và phát triển của lịch sử XHPK Việt Nam (sự thay thế của nhà Trần với nhà Lý là cần thiết).
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ và sử dụng bản đồ, phương pháp so sánh, đối chiếu.
B. Chuẩn bị:
- Bản đồ Đại Việt thời Trần.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính thời Trần.
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thăng Long thời Lý để lại những dấu ấn gì?
3. Bài mới:
Sau hơn 200 năm, với rất nhiều nỗ lực và cố gắng, nhà Lý không những lưu danh sử sách với thắng lợi tuyệt vời của cuộc kháng chiến chống Tống mà còn là triều đại đã xây dựng quốc gia ĐV trở thành một quốc gia PK độc lập, tự chủ, phát triển toàn diện. Song, nhà Lý có duy trì mãi sự phát triển đó không? Triều đại nào thay thế nhà Lý? Họ đã làm gì để củng cố và phát triển đất nước?

Hoạt động 1: Nhà Lý sụp đổ

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt


GV: Đất nước đạt nhiều thành tựu, đời sống nhân dân ổn định và phát triển nhất dưới sự trị vì của vua Lý Nhân Tông (1072- 1127). Từ cuối TK XII- đầu TK XIII, nhà Lý ngày càng suy yếu.

(?): Sự suy yếu của nhà Lý biểu hiện như thế nào?
( Sau thời kỳ thịnh trị của vua Lý Nhân Tông, từ đời vua Lý Anh Tông, chính trị dần dần sút kém. Các vua lên ngôi đều nhỏ tuổi (Thần Tông: 11t, Anh Tông: 5t, Cao Tông: 2t) và chết yểu. Quyền hành dần chuyển vào tay quý tộc ngoại thích mà không ít là bọn mọt nước hại dân.

(?): Những việc làm đó dẫn đến hậu quả gì?



(?): Trước tình hình đó, nhà Lý đã làm gì?
( Dựa vào thế lực họ Trần. Nhân cơ hội đó, nhà Trần thành lập.

(?): Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
( Nhà Lý suy yếu, không còn đủ khả năng lãnh đạo, đưa đất nước phát triển.

1.Nhà Lý sụp đổ





- Từ cuối TK XII, nhà Lý ngày càng suy yếu.

- Quan lại ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân.




- Hạn hán, lũ lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực ( Nổi dậy đấu tranh.

- 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.


Hoạt động 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền


(?): Sau khi được thành lập, nhà Trần đã làm gì?

( Tổ chức lại bộ máy nhà nước và chia lại đơn vị hành chính.

TL: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần? Có gì giống và khác thời Lý? (N4, tg 5’).
( Khác: Vua ở ngôi ít năm rồi lui về Tức Mặc- Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng, giữ tư cách cố vấn nhưng quyền lực rất lớn: Chọn người kế vị, truất ngôi vua ( Giảm sự độc đoán, chuyên quyền đồng thời giúp vua trẻ điều khiển chính quyền vững vàng.

( Nắm giữ các chức vụ quan trọng phần lớn do quý tộc họ Trần.

+ Hà đê sứ: Trông coi sửa chữa đê điều.
+ Khuyến nông sứ: Chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Đồn điền sứ: Chuyên mộ người đi khai hoang.

(?): Tác dụng của việc đặt thêm các cơ quan và chức vụ mới?
.
(?): Em có liên hệ gì việc xét thưởng, phạt quan lại thời Trần hiện nay?

(?): Các đơn vị hành chính được tổ chức như thế nào?




2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

Thái Thượng Hoàng


Vua


Đại thần văn võ
(họ Trần)


Hệ thống quan lại địa phương
(Quy củ, chặt chẽ hơn)

- Đặt thêm một số cơ quan và chức vụ mới.




( Phân công cụ thể, chuyên môn hóa, nâng cao trách nhiệm.


- Đơn vị hành chính:
Triều đình


Lộ Phủ (12 lộ)

Huyện, châu

( Củng cố chế độ phong kiến tập quyền.



Hoạt động 3: Pháp luật thời Trần


(?): Nhà Trần thi hành chế độ pháp luật như thế nào? Có gì giống và khác so với pháp luật thời Lý?
( Bổ sung: Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất (hạn chế địa chủ ngoài họ Trần).

(?): Em có nhận xét gì về pháp luật thời Trần?
( Nhiều biện pháp tích cực giúp nhà Trần củng cố chế độ quân chủ TW tập quyền.

3. Pháp luật thời Trần

- Ban hành Quốc triều hình luật.

- Tăng cường và hoàn thiện cơ quan pháp luật (đặt Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo).



4. Củng cố:
- Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Trình bày nét chính về pháp luật thời Trần?
5. Dặn dò:
- HS học và làm bài tập lịch sử.
- Đọc trước bài sau.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lương Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 13
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)