Tiết 21

Chia sẻ bởi Hồ Thanh Hà | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Tiết 21 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

PPCT: Tiết 21 Ngày 08 tháng 1 năm 2012
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiếp theo)

1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài cũ :
Câu hỏi : Thế nào là quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
3. Bài mới : Công dân ngoài những quyền : Bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bảo hộ tính mạng sức khoẻ, nhân phẩm... Công dân còn có những quyền tự do cơ bản khác được pháp luật bảo vệ. Vậy đó là quyền nào? Nội dung của nó ra sao? Chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 6; Công dân với các quyền tự do cơ bản.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính

Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm quyền tự do ngôn luận
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin tìm hiểu những nội dung liên quan đến khái niệm tự do ngôn luận của công dân).
Điều 69 HP 1992 (sđ) quy định: CD có quyền TD ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội ,biểu tình theo quy định của pháp luật.
- Gv :Nêu câu hỏi đàm thoại.
CH : Việc tham gia đóng góp ý kiến của công dân có vai trò ntn đối với sự phát triển kinh tế- xh của đất nước ?
CH :Quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?
CH :Quyền TD ngôn luận có vai trò gì đối với CD khi tham gia vào công việc NN và XH? Hoạt động 2
Tìm hiểu các hình thức của quyền tự do
ngôn luận
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác, phân tích, chứng minh và liên hệ thực tiễn tìm hiểu các hình thức của quyền tự do ngôn luận của công dân).
CH :Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện bằng mấy hình thức? đó là những hình thức nào?

CH : Em hãy lấy ví dụ thể hiện hình thức trực tiếp và gián tiếp?
CH : Là học sinh phổ thông em đã thực hiện quyền TD ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
CH : Theo em đảm bảo quyền tự do ngôn luận sẽ đem lại ý nghĩa gì?
CH : Có ý kiến cho rằng Nhà nước cho phép công dân viết bài đăng báo để bày tỏ ý kiến của mình. Vì thế khi cần trình bày quan điểm của mình, công dân chỉ cần lên mạng Interne và viết bài gửi đi nhiều địa chỉ Webside. Em đánh giá thế nào về ý kiến trên ? Theo em quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa ntn ?
- Hs : Thảo luận và trình bày ý kiến của mình
- Hs : Nhận xét và bổ sung
- Gv : Nhận xét bổ sung và kết luận.




5.Quyền tự do ngôn luận.


- Quy định điều 69 HP 1992 (sđ)
- Là quyền TD cơ bản của công dân
- Là điều kiện chủ động và tích cực để công dân tham gia vào công việc NN và XH.
* Quyền tự do ngôn luận của công dân là: Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội của đất nước.

- Điều 53 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thạm gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”

- Hình thức
+ Trực tiếp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố…
+ Gián tiếp: thông qua báo, đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu QH, HĐND các cấp.
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của công dân.
+ Là điều kiện để công dân tham gia quản lí NN và XH
- Nhà nước cho phép công dân viết báo để bày tỏ ý kiến của mình.
Tuy nhiên công dân cần sáng suốt lựa chọn những tờ báo uy tín, được pháp luật và nhân dân thừa nhận, tránh bị xuyên tạc, lợi dụng phục vụ cho âm mưu “ diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.


- Quyền tự do ngôn luận là quyền không thể thiếu trong xã hội dân chủ.



2. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.


.


* Củng cố luyện tập:
- Gv: Nêu câu hỏi cuối bài học để củng cố bài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)