Tiet 21

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hệ | Ngày 26/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: tiet 21 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 21 Ngày soạn:10/11/2009

Bài 9.
nhà nước xã hội Chủ nghĩa
I. Mục tiêu
1) Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là Nhà nước pháp quyền
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Biết được bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở VN
2) Kỹ năng:
Bước đầu vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3) Thái độ, hành vi:
Hình thành ý thức trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
III. phương tiện dạy học:
Giấy màu, giấy khổ lớn, bút dạ, máy chiếu, SGK, SGV ...
IV.tiến trình bài giảng:
1) Tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
Nguồn gốc và bản chất của nhà nước?
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản

Thảo luận nhóm
GV treo 2 bảng đã kẻ lên bảng sau đó GV cho HS tự nghiên cứu kết hợp với phần bài học ở SGK trong thời gian 7‘. Sau đó trả lời câu hỏi :
* Em hiểu, Nhà nước pháp quyền là nhà nước như thế nào ?
* Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?

Thảo luận nhóm
GV tổ chức cho HS thảo luận ở lớp theo tuần tự các câu hỏi sau :

* Nhà nước ta mang bản chất giai cấp nào ?
Tại sao ?
* Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta biểu hiện ở những khía cạnh nào ?


* Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ra ở những điểm nào ?





* Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ra ở những điểm nào ?

* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung

* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.


Thảo luận nhóm
GV hướng dẫn các em thảo luận theo câu hỏi gợi ý như sau :

* Nhà nước ta có bao nhiêu chức năng cơ
bản ? Hãy trình bày nội dung các chức
năng cơ bản đó ?

* Theo em, hai chức năng trên có quan hệ
với nhau không ? Vì sao ?

* Vì sao chức năng thứ hai đóng vai trò cơ
bản và quyết định ?

* Hai chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với hai chức năng của nhà nước bóc lột ( nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản ) như thế nào ?

* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung

* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.

2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
b Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân
* Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước nhằm thực hiện lợi ích, ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Như vậy, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.

- Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện
+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.
+ Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.


- Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện :
+ Trong tổ chức và thực hiện, Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống , bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
+ Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)