Tiết 17
Chia sẻ bởi Hồ Thanh Hà |
Ngày 26/04/2019 |
101
Chia sẻ tài liệu: Tiết 17 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
PPCP TIẾT: 17 Ngày 09 tháng 12 năm 2013
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ I.
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản.
- Vận dụng được kiến thức cơ bản vào thực tiễn.
III . PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TIẾT ÔN TẬP
- Giáo viên nêu hệ thống hoá kiến thức cơ bản dưới dạng các câu hỏi.
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học trả lời.
- Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Học sinh nêu lên một số nội dung chưa rõ để cùng cả lớp trao đổi, giáo viên giải đáp những vấn đề học sinh thắc mắc.
IV. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP.
1.Ổn định tổ chức.
2. Đề cương ôn tập
Bài 1 Pháp luật và đời sống
Câu 1: Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật
* Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
* Vai trò của pháp luật ( Giáo viên nhấn mạnh vai trò quản lí xã hội của pháp luật là đem lại hiệu quả cao nhất)
- Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Là phương tiện để công dân thực hiện và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2: So sánh giữa pháp luật và đạo đức?
Nội dung
Đạo đức
Pháp luật
Nguồn gốc hình thành
Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội, do nhân dân ghi nhận
Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội được nhà nước ghi nhận
Nội dung
Các quy tắc xử sự(việc nên làm, việc không nên làm)
Các quy tắc xử sự(việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Hình thức thể hiện
Thông qua lương tâm, thái độ của con người
Văn bản pháp luật
Phương thức tác động
Giáo dục bằng thái độ, lấy đức phục nhân
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Bài: 2 Thực hiện pháp luật
Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức của thực hiện pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ?
*Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
* Các hình thức thực hiện pháp luật :Có 4 hình thức sau đây:
- Sử dụng pháp luậ t: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
- Thi hành pháp luật : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước:
+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định đó, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật
- Giống nhau :
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện.
- Khác nhau :
+ Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
+ ADPL là hình thức chỉ có sự tham gia của cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước.
Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
Câu 4: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ?
- Công dân bình
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ I.
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản.
- Vận dụng được kiến thức cơ bản vào thực tiễn.
III . PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TIẾT ÔN TẬP
- Giáo viên nêu hệ thống hoá kiến thức cơ bản dưới dạng các câu hỏi.
- Học sinh nhớ lại kiến thức đã học trả lời.
- Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Học sinh nêu lên một số nội dung chưa rõ để cùng cả lớp trao đổi, giáo viên giải đáp những vấn đề học sinh thắc mắc.
IV. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP.
1.Ổn định tổ chức.
2. Đề cương ôn tập
Bài 1 Pháp luật và đời sống
Câu 1: Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật
* Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
* Vai trò của pháp luật ( Giáo viên nhấn mạnh vai trò quản lí xã hội của pháp luật là đem lại hiệu quả cao nhất)
- Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
- Là phương tiện để công dân thực hiện và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2: So sánh giữa pháp luật và đạo đức?
Nội dung
Đạo đức
Pháp luật
Nguồn gốc hình thành
Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội, do nhân dân ghi nhận
Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội được nhà nước ghi nhận
Nội dung
Các quy tắc xử sự(việc nên làm, việc không nên làm)
Các quy tắc xử sự(việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Hình thức thể hiện
Thông qua lương tâm, thái độ của con người
Văn bản pháp luật
Phương thức tác động
Giáo dục bằng thái độ, lấy đức phục nhân
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Bài: 2 Thực hiện pháp luật
Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức của thực hiện pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ?
*Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
* Các hình thức thực hiện pháp luật :Có 4 hình thức sau đây:
- Sử dụng pháp luậ t: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
- Thi hành pháp luật : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước:
+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định đó, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật
- Giống nhau :
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện.
- Khác nhau :
+ Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
+ ADPL là hình thức chỉ có sự tham gia của cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước.
Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
Câu 4: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ?
- Công dân bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thanh Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)