Tiết 16: Kháng chiến chống Tống (giai đoạn thứ hai)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Hùng | Ngày 11/05/2019 | 306

Chia sẻ tài liệu: Tiết 16: Kháng chiến chống Tống (giai đoạn thứ hai) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TiÕt 16:
Bµi 11: Cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n x©m l­îc Tèng (1705- 1707)

II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077)

A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS nắm được diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn thứ hai và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
2. Tư tưởng:
- GD lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
3. Kĩ năng:
-Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến cuộc chiến trên sông Như Nguyệt.
B. Chuẩn bị: Lược đồ kháng chiến chống Tống.
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày âm mưu xâm lược ĐV của nhà Tống?
- Trước âm mưu xâm lược đó, nhà Lý đã làm gì?
3. Bài mới:
Sau khi hoàn thành mục tiêu phá căn cứ vũ khí, lương thực, đẩy địch vào thế bị động, LTK lệnh cho quân rút về nước. Bị đánh bất ngờ và thua đau, liệu nhà Tống có từ bỏ dã tâm xâm lược ĐV?

Hoạt động 1: Kháng chiến bùng nổ

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt


(?): Sau khi rút quân về nước, LTK đã làm gì?

(?): LTK đã tổ chức, bố trí lực lượng đối phó với cuộc tiến công xâm lược ĐV của nhà Tống như thế nào?
( Dự kiến quân Tống sẽ tiến vào nước ta theo 2 đường, LTK đã bố trí:

- Một hệ thống phòng tuyến ngăn cản đường tiến công của giặc ở những nơi hiểm yếu vùng biên giới do các tù trưởng trực tiếp chỉ huy.

- Ở phòng tuyến hướng Đông Bắc, ta bố trí một đạo quân mạnh do LTK chỉ huy chặn đường tiến theo đường thủy của giặc.
- Đặc biệt, LTK tổ chức quân dân ĐV chuẩn bị khẩn trương xây dựng một phòng tuyến kiên cố trên sông Như Nguyệt, chọn nơi đây là điểm quyết chiến chiến lược của quân dân ta.

TL: Tại sao LTK chọn sông Như Nguyệt chặn ngang tất cả ngả đường bộ từ Quảng Tây vào TL? (N6, tg 2’).
( Lợi dụng địa thế tự nhiên, hiểm yếu như một chiến hào khiến địch không dễ vượt qua.

(?): Phòng tuyến sông Như Nguyệt được xây dựng như thế nào?

(?): Sau thất bại nặng nề và bất ngờ ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?

Giảng: Cánh chủ đạo của quân Tống với lực lượng lên tới 30 vạn dân binh do Quách Quỳ, Triệu Tiết hung hổ tiến vào nước ta. Trên đường tiến quân, gặp thôn làng nào chúng cũng cướp phá, giết người không thương tiếc. Song, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân dân ĐV vùng biên giới do các tù trưởng chỉ huy. Đặc biệt ở ải Quyết Lý, chúng khiếp đảm và khó khăn đối phó với đội quân tượng binh của Thân Cảnh Phúc.

- Khi phải qua ải Chi Lăng, Quách Quỳ còn kinh hãi với cái chết của Hầu Nhân Bảo cách đây gần 100 năm nên quyết định đi theo đường vòng tuy phải tốn rất nhiều sức lực và gian khổ. Nhờ đó, chúng đã thoát khỏi mai phục.

( 18/1/1077, chúng đến bờ bắc sông Như Nguyệt, bị chặn đứng ở đây nên đóng quân đợi cánh quân thủy ứng cứu. Trong khi đó, thủy binh địch bị đánh tan tác, không thể tiến sâu vào tiếp ứng cho đồng bọn.


a. Phía Đại Việt::

- Các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
















- Chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.






b. Phía nhà Tống:
- 1076, tiến hành xâm lược ĐV theo 2 đường:

+ Cánh chủ đạo là đường bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy.

+ Đường biển tiếp ứng cho Hòa Mâu dẫn đầu.











( Kế hoạch hợp quân thủy bộ không thành.





Hoạt động 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt


Giảng: Chờ mãi không thấy quân thủy đến, Quách Quỳ cho quân đóng bè vượt sông. Quân Lý phản công bất ngờ, mãnh liệt, đẩy chúng quay trở về bờ bắc.
- Mỏi mắt chờ đợi mà không thấy quân thủy trong khi lương thảo ngày một vơi, bệnh dịch xuất hiện ( quân Tống đóng bè lớn tấn công lần 2. LTK thấy rõ được chỗ yếu của giặc: Bè lớn di chuyển chậm, liền cho quân bắn tên, đá làm giặc không kịp trở tay, chết hàng loạt. Quân Tống rơi vào tình trạng vô cùng khốn đốn.
( Quá thất vọng, Quách Quỳ lệnh “ Ai bàn đánh sẽ chém” và ra lệnh cho quân phòng ngự. Trong khi đó, để động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ, LTK sai người giả tiếng thần nhân đọc bài thơ bất hủ: “Nam quốc sơn hà”.

(?): Bài thơ phản ánh nội dung gì? Tác dụng?

Giảng: Nhân cơ hội giặc đang hoang mang, đang đêm, LTK mở trận quyết chiến, đánh thẳng vào doanh trại của chúng ( giặc bị bất ngờ, hốt hoảng, thua to.
( LTK quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo “giảng hòa”.

(?): Vì sao đang ở thế thắng mà LTK chủ trương giảng hòa?
( Không làm tổn hại danh dự nước lớn.
( Giữ mối quan hệ bang giao hòa hiếu vì mục đích của ta là hòa bình.

(?): Vì sao nhân dân ta giành thắng lợi?



(?): Nêu những nét độc đáo trong cách đánh của LTK?
( Cách tiến công chủ động.
( Cách phòng thủ: Chọn điểm quyết chiến, kết hợp đánh quân sự và tâm lý.

( Cách kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa.

(?): Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này?


a. Diễn biến:
- Quách Quỳ nhiều lần tấn công nhưng bị quân ĐV phản công quyết liệt.

- Cuối 1077, ta tập kích bất ngờ ban đêm, địch thua to.












b. Kết quả:
- Ta chủ động giảng hòa, quân Tống rút về nước.










c. Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết và anh dũng chiến đấu của nhân dân ĐV.

- Sự chỉ huy tài tình, kiệt xuất của LTK.





d. Ý nghĩa:
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dân tộc.
- Củng cố nền độc lập, tự chủ.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược ĐV.



4. Củng cố:
- Trình bày diễn biến cuộc chiến trên sông Như Nguyệt.
- Đánh giá vai trò của LTK?

5. Dặn dò:
- HS học và làm bài tập lịch sử.
- Chuẩn bị bài sau.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lương Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)