Tiết 122 Dấu gạch ngang

Chia sẻ bởi Hà Thị Anh Thơ | Ngày 23/10/2018 | 114

Chia sẻ tài liệu: tiết 122 Dấu gạch ngang thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GV: Hà thị ANh Thơ
thcs Nguyễn Đức cảnh

Nhiệt liệt chào mừng

Ban giám khảo các thầy cô

về dự giờ lớp 7A
Kiểm tra bài cũ
1. Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy?
Đáp án
1. Dấu chấm lửng được dùng để:
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
2. Dấu chấm phẩy được dùng để:
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
2. Dấu chấm lửng trong câu sau có tác dụng gì?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán ...
Dấu chấm lửng trong câu trên thể hiện còn nhiều đặc trưng của ca Huế chưa được liệt kê hết.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
Lý thuyết
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ngữ liệu: SGK/ 129

a) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [.].
( Vũ Bằng)
b) Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
( Phạm Duy Tốn)
c) Dấu chấm lửng được dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
( Ngữ văn 7, tập hai)
d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng
dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
( Nguyễn ái Quốc)
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I.Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang
a. Ngữ liệu: SGK/ 129
b. Phân tích ngữ liệu
c. Nhận xét: Tác dụng của dấu gạch ngang
- Ngữ liệu a: đánh dấu bộ phận
giải thích trong câu.
- Ngữ liệu b: đánh dấu lời nói
trực tiếp của nhân vật.
- Ngữ liệu c: đánh dấu bộ phận
liệt kê tác dụng của dấu chấm lửng.
- Ngữ liệu d: nối các từ trong
một liên danh.
? Trong các ngữ liệu sau, dấu gạch ngang dùng để làm gì?
a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [.].
=> Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.
b. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
=> Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c. Dấu chấm lửng được dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
=> Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu từng bộ phận liệt kê tác dụng của dấu chấm lửng.
d. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
=> Dấu gạch ngang được dùng để nối các từ trong một liên danh.
Va-ren - Phan Bội Châu
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I.Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang
a.Ngữ liệu: SGK/ 129
b. Phân tích ngữ liệu
c. Nhận xét: Công dụng của dấu gạch ngang
- Ngữ liệu a: đánh dấu bộ
phận giải thích trong câu.
- Ngữ liệu b: đánh dấu lời nói
trực tiếp của nhân vật.
- Ngữ liệu c: đánh dấu bộ phận
liệt kê tác dụng của dấu chấm lửng.
- Ngữ liệu d: nối các từ trong
một liên danh.
? Tại sao cùng là dấu gạch ngang nhưng trong mỗi ngữ liệu nó lại có tác dụng khác nhau?
Vì trong câu dấu gạch ngang ở những vị trí khác nhau:
- Đứng giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
- Đứng đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật họăc để liệt kê.
- Đặt giữa hai tên riêng để nối liên danh.
? Qua phân tích ngữ liệu, em hãy kết luận về tác dụng của dấu gạch ngang?
Dấu gạch ngang có những tác dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích;
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
+ Đặt giữa các tên riêng để nối các từ nằm trong một liên danh.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
văn bản: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A
Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do nhà trường phát động, lớp 7A đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt cụ thể là:
- Số giờ học tốt: 86 - Số buổi lao động vệ sinh trường lớp: 4
- Số điểm tốt: 124 - Làm được một tờ báo tường.
Cuối đợt thi đua, lớp đã bầu được 6 bạn có thành tích cao nhất đề nghị nhà trường khen thưởng.
Nơi nhận: - Ban giám hiệu Thay mặt lớp 7A
- Cô giáo chủ nhiệm LT: ( Kí và ghi rõ họ tên)
văn bản: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A
Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng 78 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do nhà trường phát động, lớp 7A đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt cụ thể là:
- Số giờ học tốt: 86 - Số buổi lao động vệ sinh trường lớp: 4
- Số điểm tốt: 124 - Làm được một tờ báo tường.
Cuối đợt thi đua, lớp đã bầu được 6 bạn có thành tích cao nhất đề nghị nhà trường khen thưởng.
Nơi nhận: - Ban giám hiệu Thay mặt lớp 7A
- Cô giáo chủ nhiệm LT: ( Kí và ghi rõ họ tên)
tiết 122: Dấu Gạch ngang
Bài tập vận dụng
1. Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong những câu sau:
a) Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu - thi sĩ tình yêu - sẽ hoà nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ Nghệ, âm vang mãi trong tâm hồn bao đôi lứa giao duyên.
( Võ Văn Trực )
b) Thầy giáo nở một nụ cười tươi, nhìn các em âu yếm nói:
- Thầy chúc các trò ngoan, học giỏi.
Đáp án
1) - Đánh dấu bộ phận giải thích.
2) - Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật thầy giáo.

2. Em hãy đặt câu văn có sử dụng dấu gạch ngang để nối
liên danh?
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang
2.Phân biệt dấu gạch ngang
với dấu ngang nối
Ngữ liệu: SGK/ 130
b.Phân tích ngữ liệu
c.Nhận xét:
- Dấu gạch nối trong từ
Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. Nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.


Ngữ liệu:
Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.

=> Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.

? Về hình thức dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang
2.Phân biệt dấu gạch ngang
với dấu ngang nối
a. Ngữ liệu: SGK/ 130
b. Phân tích ngữ liệu
c.Nhận xét:
- Dấu gạch nối trong từ
Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. Nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.



Ví dụ:
1. Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà.
2. Các máy tính của trường em đã được kết nối mạng in-tơ-nét.
Phụ nữ
in-tơ-nét
Ngữ liệu:
Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang
2.Phân biệt dấu gạch ngang
với dấu ngang nối
a. Ngữ liệu: SGK/ 130
b. Phân tích ngữ liệu
c.Nhận xét:
- Dấu gạch nối trong từ
Va-ren dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. Nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.


1. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.
2. Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà.
3.Các máy tính của trường em đã được kết nối mạng in-tơ-nét.
? Qua phân tích ngữ liệu em rút ra những kết luận gì khi cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối
+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối
3. Ghi nhớ:
a.Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích;
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
+ Nối các từ trong một liên danh.
b. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

tiết 122: Dấu Gạch ngang
Bài tập vận dụng
Chỉ rõ dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các ví dụ sau rồi nêu tác dụng của chúng.
1. Hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện thành công chuyến bay Hà Nội - Mát-xcơ-va.
2. Một số làn điệu ca Huế:
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh;
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện;
- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.

Đáp án:
1) - Dấu gạch ngang nối liên danh: Hà Nội - Mát-xcơ-va.
- Dấu gạch nối nối các tiếng trong một từ mượn: Mát-xcơ-va
2) - Dấu gạch ngang đánh dấu các bộ phận liệt kê một số làn điệu ca Huế.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
II.Luyện tập
1. Bài tập 1: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây:
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
=> Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người từ lừng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
=> Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
c) - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì.
- ồ! Cái áo dài đẹp chửa! - Một chị con gái thốt ra.
=> Đánh dấu bộ phận giải thích và lời nói trực tiếp của nhân vật.
Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
=> Nối các bộ phận trong một liên danh.
e) Thừa Thiên - Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
=> Nối các bộ phận trong một liên danh.
2. Bài tập 2: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây:
- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Bec-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dat và Lo-ren.
( An-phông-xơ Đô-đê)

=> Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Béc-lin, An-dat, Lo-ren
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I.Lý thuyết
II.Luyện tập
1.Bài tập 1
3. Bài tập 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
+ Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính
+ Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.
tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
II. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
4. Bài tập bổ sung: Viết một đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu, chủ đề tự chọn trong đó có dùng dấu gạch ngang.

tiết 122: Dấu Gạch ngang
I. Lý thuyết
1.Tác dụng của dấu gạch ngang.
- Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích;
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
+ Nối các từ trong một liên danh.
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối.
+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.


1. Dòng nào sau đây không phải là công dụng của dấu gạch ngang?
Dấu gạch ngang dùng để:
A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
C. Dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
D. Nối các từ nằm trong một liên danh.
2. Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp:
a) Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
b) Nghe ra đi ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.

-
-
_
Củng cố
_
Hướng dẫn học ở nhà:
- Häc thuéc ghi nhí
- ViÕt ®o¹n v¨n ng¾n cã sö dông dÊu g¹ch ngang.
- So¹n bµi: ¤n tËp tiÕng ViÖt
+ ¤n l¹i c¸c kiÕn thøc ®· häc.
+ Xem l¹i c¸c d¹ng bµi tËp.


Giê häc kÕt thóc t¹i ®©y
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n
Ban gi¸m kh¶o, c¸c thÇy c« gi¸o
cïng toµn thÓ c¸c em häc sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Anh Thơ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)