TIET 119. CAU TTD KHONG CO TU LA

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Hiệp | Ngày 02/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: TIET 119. CAU TTD KHONG CO TU LA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



Câu Trần thuật đơn không có từ là



Tiết 119:
Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
I/ Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
1. Bài tập
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a, Phú ông mừng lắm.
( Sọ Dừa)
a, Phú ông//mừng lắm.
C V
b, Em bé khóc.
b, Em bé//khóc.
C V
c, Chúng tôi tụ hội ở góc sân.
( Duy Khán)
c, Chúng tôi//tụ hội ở góc sân.
C V
d, Cây cối um tùm.
( Duy Khán)
d, Cây cối//um tùm.
C V
? Câu trần thuật đơn không có từ là
Xét theo cấu tạo và theo mục đích nói, các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không? Vì sao?
Vị ngữ của các câu trên do từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
(CTT)
(ĐT)
(CĐT)
(TT)
Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
I/ Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
Bài tập
2. Nhận xét:
-Vị ngữ thường do động từ (cụm
động từ), tính từ ( cụm tính từ)
tạo thành.
a, Phú ông//mừng lắm.
C V
b, Em bé//khóc.
C V
c, Chúng tôi//tụ hội ở góc sân.
C V
d, Cây cối//um tùm.
C V
? Câu trần thuật đơn không có từ là
Qua phân tích, em thấy câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì ?
(CTT)
(ĐT)
(CĐT)
(TT)
Khi nói các câu trên người nói mang hàm ý khẳng định hay phủ định tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, sự việc nêu ở chủ ngữ?
? Vị ngữ của câu biểu thị ý khẳng định hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật nêu ở chủ ngữ.
Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
I/ Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
Bài tập
2. Nhận xét:
Vị ngữ thường do động từ
( cụm động từ), tính từ ( cụm tính
từ) tạo thành.
a, Phú ông // mừng lắm.
?Phú ông // không( chưa) mừng lắm.
b, Em bé // khóc.
? Em bé // không(chưa) khóc.
c, Chúng tôi // tụ hội ở góc sân.
?Chúng tôi // không(chưa) tụ hội ở góc sân.
d, Cây cối// um tùm.
Cây cối// không(chưa) um tùm
? Vị ngữ của câu biểu thị ý phủ định hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật.
Vậy để câu mang hàm ý phủ định, ta có thể thêm từ nào trong số các từ sau : không, không phải, chưa, chưa phải vào câu và thêm vào thành phần nào?

Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
I/ Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
Bài tập
2. Nhận xét:
Vị ngữ thường do động từ
( cụm động từ), tính từ ( cụm tính
từ) tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định,
nó kết hợp với các từ không,
chưa.
3. Ghi nhớ( SGK - 119)
a, Phú ông // không( chưa) mừng lắm. Em bé // không(chưa) khóc.
c, Chúng tôi // không(chưa) tụ hội ở góc sân.
d, Cây cối// không(chưa) um tùm.
? Vị ngữ của câu biểu thị ý phủ định hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật.

Em rút ra thêm đặc điểm nào của câu trần thuật đơn không có từ là?
Câu trần thuật đơn không có từ là có điểm gì giống và khác với câu trần thuật đơn có từ là?
Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
II/ Câu miêu tả và câu tồn tại
Bài tập
2. Nhận xét:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các
câu sau
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con// tiến lại.
C V
b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.
V C


Hãy so sánh hai câu về cấu tạo và mục đích sử dụng?
Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
I/ Câu miêu tả và câu tồn tại
Bài tập
2. Nhận xét:
Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu
sau và cho biết mục đích của từng câu?
a. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hè.
a. Không còn//cái nắng gay gắt của mùa hè.
V C
? Thông báo sự tiêu biến của sự vật.
b. Trên mặt ao, lăn tăn những gợn sóng.
b. Trên mặt ao, lăn tăn// những gợn sóng.
V C
? Thông báo về sự tồn tại của sự vật.
c. Bông hoa đẹp.
c. Bông hoa //đẹp.
C V
? Miêu tả tính chất của sự vật
d. Em bé ốm.
d. Em bé// ốm.
C V
? Miêu tả trạng thái của sự vật.

Tiết 119: Câu trần thuật đơn không có từ là
I/ Câu miêu tả và câu tồn tại
Bài tập
2. Nhận xét:
Câu sau đây là câu tồn tại hay câu miêu
tả?
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp
thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
( Thép Mới)

Hãy chuyển câu đó thành câu miêu tả và rút ra kết luận về việc tạo câu miêu tả
3. Ghi nhớ( SGK - 119)
Thế nào là câu miêu tả ? Câu tồn tại? Khi nào ta dùng câu miêu tả? Khi nào dùng câu tồn tại?
III. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu miêu tả và những câu nào là câu tồn tại?
a.(1)Bóng tre trùm lên âu yếm bản, làng, xóm, thôn.
(2)Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

(3) Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
(Thép Mới)
//
//
//
->Câu tồn tại
C V
C V
->Câu miêu tả
V C
->Câu miêu tả

Bài 3:
Viết một đoạn văn từ năm đến bảy câu tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng ít nhất một câu tồn tại.
Trường em, ngôi trường mang tên người anh hùng
Lý Tự Trọng. Đó là ngôi truờng bề thế, uy nghi với những
dãy nhà cao tầng thẳng tắp. Trên sân trường có những cây
bàng toả bóng mát cho chúng em chơi đùa.Trước cửa các
dãy nhà có trồng những bồn hoa rất đẹp. Trong bồn hoa,
rực rỡ các loài hoa. Từng đàn ong, bướm rộn ràng bay lượn.
Bài 3:
Chính tả( nghe - viết): Cây tre Việt Nam( từ Nước Việt Nam xanh đến chí khí như người.)
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khácnhau. Cây
nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn
là tre, nứa. Tre Đồng Nai, nứaViệt Bắc, tre ngút ngàn Điện
Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.đâu đâu ta cũng có nứa
tre làm bạn.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng
cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng
xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông
thanh cao, giản dị, chí khí như người.
( Nguyễn Tuân)
Câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu trần thuật đơn không có từ là
Câu định nghĩa
Câu giới thiệu
Câu miêu tả
Câu đánh giá
Câu tồn tại
Câu miêu tả






Hướng dẫn tự học
- Nhớ đặc điểm của câu trần thuạt đơn không có từ là
Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và các kiểu cấu tạo của nó.
- Chuẩn bị bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)