Tiet 109 - lop 11

Chia sẻ bởi Trần Tâm | Ngày 05/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: tiet 109 - lop 11 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Một số tác phẩm văn học
sau đây thuộc thể loại nào?
- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 
- Tình yêu và thù hận (Trích “Rômêô và Giuliét” -Sêchxpia) 
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng) 
- Một thời đại trong thơ ca (Hoài Thanh)
Một số thể loại văn học
Kịch, nghị luận
Tiết 109
1 . Khái lược về kịch :
I . Kịch :
a. Khái niệm và đặc điểm:
- Khái niệm: Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp , thường được sáng tác thành tác phẩm để diễn trên sân khấu, trong điện ảnh ….
- Đặc điểm:
+ Chỉ có kịch bản mới thuộc phạm vi văn học
Ví dụ : Kịch Vũ Như Tô ; Rô-Mê-Ô – Giu-li-et

+ Đối tượng miêu tả:
Thơ lấy tâm trạng của nhân vật trữ tình làm đối tượng phản ánh
Văn xuôi lựa chọn dung lượng hiện thực rộng lớn để phản ánh cuộc sống thông qua một hệ thống hình tượng nhân vật
Kịch viết để diễn nên đối tượng miêu tả của kịch chính là các xung đột ở trong đời sống hàng ngày
Vĩnh biệt cửu trùng đài
Kịch Rômeo và Giuliet
Chèo: Xuý Vân giả dại
Quan âm thị Kính
b. Các đặc trưng cơ bản của kịch

b1. Xung đột kịch
- Khái niệm: Là những mâu thuẫn vận động, phát triển ngày càng gay gắt, căng thẳng biểu hiện thành hành động, hoạt động đòi hỏi phải giải quyết bằng cách này hay cách khác.
- Đặc điểm:
+ Xung đột kịch phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội và thời đại. Mỗi một thời đại, xã hội lại có những xung đột nhất định-> xung đột kịch mang tính lịch sử cụ thể.
Xã hội phong kiến: người dân bị áp bức > < vua chúa, quan lại.
Xã hội hiện đại: cách mạng > < phản cách mạng, cái thiện > < cái ác,
+ Khi viết kịch, người ta phải lựa chọn những xung đột nổi bật nhất, cơ bản nhất của xã hội và thời đại. Bởi vậy,xung đột kịch càng phát triển thì nó sẽ thúc đẩy hành động kịch phát triển tạo nên tính kịch và sự hấp dẫn cho vở kịch
- Vai trò: “Xung đột là cơ sở của kịch”. (Pha-đê-ép)
- Phân loại:
Xung đột bên trong: xung đột bên trong nội tâm nhân vật: Thị Kính
 Xung đột bên ngoài: xung đột tồn tại bên ngoài như mâu thuẫn giữa các nhân vật, gia đình…
b2. Hành động kịch
Khái niệm: Là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgíc, chặt chẽ, nhất quán.
Đặc điểm
+ Là sự cụ thể hóa của xung đột kịch.
+ Hành động kịch là cơ sở xác định mức độ tăng tiến của xung đột kịch
+ Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch. Trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
b3. Ngôn ngữ kịch
- Khái niệm: Ngôn ngữ kịch là những lời tranh luận, biện bác làm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột
- Đặc điểm:
+ Là yếu tố cụ thể hóa xung đột kịch, là yếu tố để xây dựng các nhân vật kịch.  Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ thể hiện và khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm
+Một vở kịch như một sự thu nhỏ của cuộc sống bộn bề, phức tạp, với những con người đủ mọi tầng lớp, đủ mối quan hệ.  Ngôn ngữ kịch mang đậm những yếu tố ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt thường ngày và mang tính khẩu ngữ cao
+Ngôn ngữ kịch làm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn thúc đẩy sự tiến triển của xung đột kịch  Ngôn ngữ kịch mang tính hành động
- Phân loại: 3 loại
+ Đối thoại: lời nhân vật nói với nhau.
+ Độc thoại: lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.
+ Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem
c. Phân loại kịch
c1. Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột
Có 3 loại
Làm bật lên
tiếng cười, chế giễu, mỉa mai .
Phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày
với bi – hài lẫn lộn .
Gợi lên nỗi xót xa, thương cảm
Chính kịch
Hài kịch
Bi kịch
c2. Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn
Có 3 loại
Lời nói bằng
ngôn ngữ
đời thường
Lời nói bằng
hát như tuồng, chèo, cải lương
Lời thoại
bằng thơ
Kịch thơ
Kịch nói
Ca kịch
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học
a. Tìm hiểu xuất xứ :
- Đọc kỹ lời giới thiệu – tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm, vị trí đoạn trích
- Hình thành những cảm nhận chung về nội dung và ý nghĩa đoạn trích được học
b. Cảm nhận lời thoại nhân vật :
- Chú ý tính chất ngôn ngữ của từng nhân vật từ đó xác định đặc điểm tính cách của từng nhân vật qua các kiểu lời thoại
- Xác định mối quan hệ giữa các nhân vật
c. Phân tích hành động kịch
-Xác định được sự vận động của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm
thông qua các xung đột kịch, xác định được xung đột chủ yếu , thứ yếu
- Phân tích diễn tiến và kết quả từng xung đột .
d. Nêu chủ đề tư tưởng :
Qua diễn tiến xung đột – thái độ và hành động , số phận nhân vật Nêu chủ đề tư tưởng , ý nghĩa xã hội của tác phẩm , giá trị của tác phẩm .


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tâm
Dung lượng: 824,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)