Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá

Chia sẻ bởi Nguyễn Viết Nhị | Ngày 09/05/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra đánh giá
Phương pháp:
1. "Con đường, cách thức, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định"
2. "Phương pháp là ý thức về hình thức của tự sự vận động bên trong của nội dung, nội dung nào phương pháp ấy, phương pháp gắn liền với đối tượng"
(Hêghen bàn về văn học nghệ thuật)
I. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học
3. Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác tích cực tự học nhằm đạt tới mục đích dạy học� (Gs Nguyễn Ngọc Khoa)
4. Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt tới mục đích dạy học�

(Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12, môn Ngữ văn, Tr5, Nxb Giáo dục)
Đổi mới phương pháp dạy học:
"Hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới
nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên
và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học,
đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạyhọc"

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học:
"Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang
dạy học theo "Phương pháp dạy học tích cực"
Chuyển việc "Dạy" là trung tâm sang "Học" là trung
tâm. Làm cho "Học" là quá trình kiến tạo của học sinh,
giáo viên dạy học sinh cách tìm ra chân lí bằng việc tổ
chức, chỉ đạo các hoạt động học tập.
Chú ý mệnh đề "Dạy học hướng vào học sinh như một
trung tâm" khác với quan niệm "Học sinh là trung tâm"
(Learner-centred teaching method)
Dẫn tới việc xem nhẹ vai trò định hướng, tổ chức, dẫn
dắt học sinh học tập của giáo viên
(Gs Phan Trọng Luận, tiếp cận đúng vấn đề dạy học văn
tài liệu hướng dẫn.Tr81)


Khắc phục kiểu dạy học đọc chép
Khắc phục kiểu dạy học nhồi nhét
dạy học: coi học sinh như nhà nghiên cứu văn học
dạy học thiếu sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh
Giữa học sinh với học sinh
Ba đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực:

Thứ nhất: dạy học tăng cường phát huy tính tự tin,
tích cực, chủ động, sáng tạo Thông qua
tổ chức thực hiên các hoạt động học tập của học sinh
Thứ hai: dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp
và phát huy năng lực tự học của học sinh
Thứ ba: dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác
Thông điệp của UNESCO (Tổ chức giáo dục-khoa học-
văn hoá, Liên hiệp quốc):
"Học tập là của cải nội sinh của mỗi con người,
mỗi quốc gia.
Học để nhận thức
Học để hành động
Học để khẳng định bản thân
Học để biết cách chung sống với mọi người"

Việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học đối với
môn Ngữ văn cần chú ý những điểm chính sau:
Ngữ văn là môn học tích hợp:
+Tích hợp với các môn học khác
+Tích hợp ngôn ngữ với văn tự (chữ viết), ngôn ngữ với
văn bản, ngôn ngữ với văn học, ngôn ngữ với văn hoá,
ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ với lời nói.
Dạy ngữ văn là Dạy đọc-hiểu văn bản văn học:
-Không dùng thuật ngữ cũ: Giảng văn, Văn học trích
giảng, Văn học giảng bình, Văn học giảng luận, Phân
tích tác phẩm văn học.
-Đọc và viết, nói và nghe là hoạt động cơ bản của học
sinh trong môn học Ngữ văn

Tác phẩm văn học sáng tác để người đọc "Đọc"!
Vì thế, đổi mới trong cách dạy Ngữ văn: dạy học
sinh đọc văn; Giúp học sinh hình thành kĩ năng
đọc văn, trở thành người đọc có văn hóa, giờ học
văn là giờ học sinh đọc văn, chứ học sinh không
đóng vai là người biết thưởng thức việc thầy, cô
giảng bài !
Dạy-đọc hiểu văn bản văn học:
Bắt đầu từ kênh chữ, giáo viên hướng dẫn học
sinh từ việc đọc hiểu từ ngữ, câu văn, ý nghĩa.
ý nghĩa biểu đạt, biến các kí hiệu chữ thành nghĩa, thành
thế giới hình tượng, trên cơ sở đó mới cảm thụ thế giới
nghệ thuật ấy bằng ngôn từ. Giáo viên giúp học sinh
cách phát hiện từ hay, câu then chốt, "giải mã" những
câu văn đa nghĩa, câu văn khó hiểu.Từ đó hình thành
kĩ năng đọc cho học sinh.
Đọc thầm, đọc phát âm thành tiếng, đọc lướt, đọc diễn
cảm.Khuyến khích học sinh đọc ghi lại những chỗ
chưa hiểu, hoặc những suy nghĩ, phát hiện của riêng
mình. Đọc văn là một hoạt động tư duy và biểu đạt
một hoạt động kiến tạo ý nghĩa của chủ thể bạn đọc!
“Dạy học TPVC theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào.
Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học TPVC ở THPT theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho HS. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của HS phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt tiêu yếu tố “giảng” của người thầy, một yếu tố …
Một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đọc hiểu cho HS, nếu được sử dụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của trò, được coi là  hoạt động trung tâm của quá trình dạy học TPVC. Hoạt động đọc hiểu trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích luỹ đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo...


Dạy đọc hiểu TPVC theo quan điểm tích hợp đòi hỏi GV phải thay đổi cách dạy học. GV phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và hoạt động cảm thụ văn học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho ngang tầm với việc đọc hiểu văn bản. Tất nhiên, có nhiều cách đọc đối với một văn bản, nhưng trong nhà trường THPT phải tập trung chú ý trước hết mức độ phổ thông, không đi sâu vào những khía cạnh triết học, tâm lí phức tạp. HS phải biết vai trò biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn, mạch lạc, hình ảnh, biểu tượng, những cách biểu đạt đa dạng như hàm ẩn, nghịch lí, ngữ cảnh hẹp và rộng; từ đó HS nắm được cái chìa khoá nằm trong hệ thống biểu đạt của văn bản để tự mình đọc được và tự học
Muốn vậy, GV phải biết lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học nhằm kết hợp hữu cơ hoạt động đọc hiểu văn bản với tri thức và kĩ năng tiếng Việt.
Dạy đọc hiểu TPVC cần chú trọng hình thành cho HS cách đọc có phương pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp, khêu gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế, nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt nghĩa, khái quát, tránh suy diễn máy móc tuỳ tiện, xuyên tạc dung tục, mô phỏng sáo mòn hời hợt, thiếu màu sắc chủ quan, cá tính sáng tạo.



Giờ dạy đọc hiểu TPVC cần tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn; phải làm cho HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập, bộc lộ thái độ riêng trước những vấn đề về văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép...
(Kieumai / 28 Jan, 2008 - http://kieumai.com)
Lưu ý:
Cung cấp những đơn vị kiến thức cơ bản nhưng cần hình thành cho h?c sinh cách tiếp nhận một văn bản c? th?.
Cần linh hoạt trong quy trình dạy đọc- hiểu, miễn là đạt được mục tiêu vừa nêu.
Trong quy trình dạy học cần nêu vấn đề để HS suy nghĩ, trao đổi; tranh nói hộ, làm hộ
Bám sát câu chữ của van b?n, tránh khai thác tràn lan.

So sánh giữa đọc-hiểu và giảng văn

Đọc-hiểu: Bài khái quát VHVN từ đầu XX đến 1945
1. Yêu cầu về nội dung bài học :
Những nét lớn về hoàn cảnh lịch sử
Những đặc điểm cơ bản của VHVN
Sự phân hoá văn học: bộ phận văn học, đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất, vị trí và những đóng góp về ND, NT
Những thành tựu nổi bật của văn học VN trong giai đoạn này

2. Quy trình dạy đọc-hiểu bài khái quát…
Bước 1: Tìm hiểu bố cục của bài học
Bài học có mấy phần lớn; nội dung cơ bản của mỗi phần là gì ?
Bước 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoàn cảnh lịch sử dân tộc được trình bày trong phần nào của bài viết ? Những nét lớn của hoàn cảnh đó là gì ?
Đặc điểm của VNVN từ XX đến 1945: Có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy được nêu ở mục nào ? Chỉ ra đoạn, câu văn tiêu biểu về đặc điểm ấy.

Thành tựu nổi bật:
Thành tựu về nội dung tư tưởng được nêu ở đoạn nào?
Có thể khái quát thành những điểm lớn như thế nào?
Chỉ ra đoạn, câu văn tiêu biểu nói về nội dung tư tưỏng.
Thành tựu về hình thức nghệ thuật tiêu biểu, nêu cụ thể? (Thể loại và ngôn ngữ… )

Bước 3: Đánh giá khái quát
Kh¸i niÖm : ThÕ nµo lµ VH hiÖn ®¹i ? V× sao tõ ®Çu TK XX, VHVN míi thùc sù ®­îc hiÖn ®¹i ho¸ ?
V× sao VHVN thêi k× nµy ph¸t triÓn ®Æc biÖt mau lÑ ?
V× sao VHVN thêi k× nµy ph©n ho¸ phøc t¹p? TÝnh chất phøc t¹p Êy thÓ hiÖn ë nh÷ng ph­¬ng diÖn nµo ?
VH thêi k× nµy ®ãng gãp g× míi cho truyÒn thèng t­ t­ëng cña d©n téc ?
ThÓ lo¹i VH nµo míi xuÊt hiÖn ë thêi k× nµy?
Th¬ vµ tiÓu thuyÕt ®­îc c¸ch t©n nh­ thÕ nµo?

Đọc-hiểu van b?n văn học
1. Yêu cầu về nội dung bài học :
Những nét cơ bản về hoàn cảnh ra đời: hoàn cảnh xã hội và cá nhân (liên quan đến việc hiểu tác phẩm)
Nội dung chính của tác phẩm
Đề tài
Nội dung bao trùm
Đặc sắc nghệ thuật
Giá trị của tác phẩm
Đóng góp về nội dung và nghệ thuật

2. Quy trình dạy d?c-hi?u van b?n van h?c
Bước 1: Tìm hiểu bố cục bài học
Van b?n có mấy phần ? Nội dung chính của mỗi phần là gì ?
Bước 2: Tìm hiểu nội dung van b?n
Hoàn cảnh sáng tác có gì đặc biệt ?
Xã hội (hoàn cảnh lớn)
Cá nhân (hoàn cảnh cụ thể, nhỏ)
Những thông tin trên giúp ích gì cho việc hiểu sâu hơn tác phẩm ?


Bước 3: Đánh giá chung về tác phẩm
Vị trí và giỏ trị của tác phẩm :
+ Về nội dung và nghệ thuật ?
+Tác động xã hội và tác động nghệ thuật của tác phẩm (xua v� nay).
Quan điểm nghệ thuật của tác gi? thể hiện qua tác phẩm? Dẫn ra một số câu văn nêu lên quan điểm NT đó.
Chỉ ra các đoạn, câu văn nêu lên nhận xét và đánh giá về tác phẩm trong SGK

Bốn cấp độ đọc hiểu tác phẩm văn chương
1. Đọc hiểu nghĩa từ ngữ, câu, đoạn trong văn bản 
- Đọc hiểu nghĩa từ ngữ trong văn bản là khâu quan trọng. Ý nghĩa của từ ngữ trong văn bản là ý nghĩa mang nội hàm tư tưởng và văn hoá, chứ không giản đơn chỉ là ý nghĩa từ điển và ý nghĩa thông dụng hàng ngày. Vì vậy, GV cần tìm trong mỗi bài những từ ngữ tiêu biểu, có ý nghĩa sâu, quan hệ đến tư tưởng của bài (đoạn trích) mà nêu câu hỏi hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu.
GV phải trích từng câu, từng đoạn ra, yêu cầu các em giải thích, tức là buộc các em phải dừng lại trên từng chữ, từng dòng, suy ngẫm và phân tích ý nghĩa của chúng, có như thế mới thực sự rèn luyện đọc hiểu văn.
  2. Chọn thông tin quan trọng nhất trong đoạn văn, bài văn
Dựa trên kết quả đọc hiểu từ ngữ, câu đoạn, GV hướng dẫn HS nhận ra đâu là thông tin quan trọng nhất. Thông tin quan trọng nhất trong bài văn có thể nằm ở các câu then chốt. GV hướng dẫn HS nắm bắt các câu then chốt trong bài văn. Đó có thể là:
+ Câu đầu trong đoạn văn
+ Câu trung tâm biểu đạt tư tưởng của văn bản
+ Các câu chuyển mạch, chuyển ý
+ Câu biểu cảm, câu điểm nhãn, câu đặc thù, câu kết thúc… Các câu này làm hiện lên mạch tư duy, diễn đạt của văn bản
 
3. Phân tích, quy nạp nội dung cơ bản của đoạn, văn bản
a) Tóm tắt, thuật lại cốt truyện, số phận nhân vật của một tác phẩm rồi khái quát nội dung tác phẩm. Tóm tắt các ý của các khổ thơ trong bài thơ rồi quy nạp nội dung tư tưởng của bài thơ.
b) Triển khai mở rộng thêm các ý khái quát trừu tượng trong bài, làm cho nội dung tư tưởng của bài văn nổi bật thêm.
c) Vạch rõ cái ý tứ hàm ẩn trong bài mà tác giả không nói rõ ra.
d) Đồng thời cân nhắc việc dùng từ ngữ để khái quát cho chính xác.
e) Ngoài ra còn phân tích hình tượng, phân tích chi tiết, phân tích nhân vật, phân tích bối cảnh, v.v…
4. Phân tích, quy nạp quan điểm, tư tưởng của tác giả trong bài văn
1) Từ quan điểm chỉnh thể của bài văn mà phán đoán, tránh khái quát từ cục bộ, lấy bộ phận thay cho toàn thể.
2) Từ quan hệ với bối cảnh văn hoá, xã hội mà phán đoán tư tưởng bài văn.
3) Nắm lấy câu then chốt của tác giả.
4) Cảm nhận từ người, sự việc, cảnh sắc, lời trần thuật, đặc biệt nắm bắt xung đột mâu thuẫn và kết cục.
 
5. Phân tích, thưởng thức giá trị nghệ thuật của bài văn
1) Xây dựng hình tượng, lựa chọn chi tiết.
2) Ngôn ngữ thi ca hay lời trần thuật.
3) Cách sử dụng các câu nghịch lí, câu đặc thù.
4) Các phép kết cấu, tăng cấp, tương phản, so sánh tương đồng, các hình thức ví von, liên tưởng…
(Gs Trần Đình Sử / theo Kieumai / 28 Jan, 2008 - http://kieumai.com)
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường là xem xét “cấu trúc TP như một chỉnh thể hữu cơ sống động trong mối quan hệ với sự vận động của người đọc, để xác định phương hướng đúng đắn cho việc khai thác và giảng dạy một TP. Về bản chất quá trình giảng văn, đó không chỉ là “công việc của người GV phân tích, phát hiện cái hay cái đẹp...
của một bài văn để đem giảng dạy trên lớp cho HS bằng những phương pháp sư phạm thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất” mà là “quá trình GV và HS cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của GV để từng bước đi sâu vào TP, từng bước phát hiện ra sáng tạo độc đáo của nhà văn”. “Quá trình lên lớp một giờ giảng văn phải là một quá trình xử lí đúng đắn hợp lí mối quan hệ giữa ba chủ thể: nhà văn - GV - HS thông qua sự giao tiếp với TP văn học”. (Gs Phan Träng LuËn)
Nét đặc thù cơ bản của dạy văn trong nhà trường thể hiện ở sự có mặt và quan hệ tương tác nhiều chiều của ba chủ thể cùng tham dự giao tiếp, đối thoại: Giáo viên (GV) – HS – Nhà văn (thông qua TP). (Gs Phan Trọng Luận)


* Mô hình của GS. Nguyễn Thanh Hùng

Từ luận điểm về “đọc hiểu TPVC là phân tích  lí giải mối quan hệ hữu cơ giữa ba tầng cấu trúc của TP (“Đó là cấu trúc ngôn ngữ kết dệt nên bức tranh hiện thực xã hội. Cấu trúc hình tượng dựng nên hiện thực giả định mang tính thẩm mĩ và cấu trúc ý nghĩa như là thế giới hiện thực tư tưởng”) và tìm ra sự quy chiếu giá trị riêng của nó”, GS. Nguyễn Thanh Hùng đã đưa ví dụ minh họa đọc hiểu:
1. Đọc hiểu tầng cấu trúc ngôn từ

Cách đọc: Đọc chú trọng câu, chữ và những nghịch lí trong dùng từ, ngẫu nội bộ dòng, câu, đoạn văn, khổ thơ. Nhịp điệu cũng cần ngắt trong khi đọc cho phù hợp với v¨n b¶n
2. Đọc hiểu tầng cấu trúc hình tượng thẩm mĩ
- Về cách đọc:
Đọc so sánh
Đọc phát hiện
Đọc khắc họa
Đọc và phân tích
3. Đọc hiểu tầng tư tưởng thẩm mĩ

- Về cách đọc: Đọc thả tâm tư vào sự chói sáng của hình tượng nhân vật trung tâm. Đọc ra ý nghĩa thời đại lịch sử, mà hình tượng biểu hiện và ý nghĩa thời đại, ý nghĩa nhân loại nảy sinh từ hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, đọc để có thể ghi lại ở hình tượng nghệ thuật trung tâm các quan hệ con người, tính chất của thời đại, những tình cảm, quan điểm, khát vọng của con người và tạo ra sức mạnh tác động giáo dục nghệ thuật đến người đọc.

Dạy đọc hiểu TPVC trong nhà trường
(Gs Trần Đình Sử)


Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp độ, gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận, tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, tường giải học, văn bản học,…
“Dạy đọc hiểu là dạy HS cách đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản, từ đó hình thành được kĩ năng đọc và biết vận dụng chúng trong cuộc sống có hiệu quả”.
“Văn bản sẽ quy định cách thức đọc, phương thức đọc, còn người đọc là chủ thể tiến hành hoạt động đó”. Vì vậy, phải “hướng dẫn HS một cách đọc vừa tôn trọng bản chất nghệ thuật của TPVC, vừa phát huy tính năng động của chủ thể”.
GS. Trần Đình Sử qua bài viết “Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã nhấn mạnh: “… môn văn trong nhà trường là môn đọc văn. Dạy văn là dạy cho HS năng lực đọc, kĩ năng đọc để HS có thể đọc-hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại”. Dạy đọc văn, theo tác giả, “tức là dạy cho HS một hoạt động phải làm việc với từng con chữ, với câu văn, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó”…



Tổ chức HS tự đọc ở nhà
Tổ chức cho HS tự đọc ở nhà là “tạo tiền đề cho việc cảm thụ ở trên lớp”, góp phần hình thành những cảm xúc, ấn tượng của HS trong giờ đọc hiểu trên lớp ; tự đọc ở nhà là bước “ tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu sắc hơn”. Trong giờ lên lớp, trên cơ sở những ấn tượng, cảm xúc hình thành được trong quá trình tự đọc ở nhà của HS, GV “khơi sâu phát triển những ấn tượng đúng đắn và loại trừ đi những cảm xúc và suy nghĩ ban đầu còn chủ quan lệch lạc về TP, về tác giả hay về một nhân vật, một chi tiết trong TP”.
- Hoạt động tự đọc ở nhà của HS bao gồm nhiều nội dung hết sức phong phú, đa dạng đòi hỏi phải có sự định hướng của GV. Ngoài hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong SGK, GV cần phải xây dựng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn việc tự đọc hiểu ở nhà cho HS. Hệ thống câu hỏi này vừa khêu gợi hứng thú, say mê, thích thú, hấp dẫn HS vừa phải hướng dẫn HS đi vào những vấn đề trung tâm, then chốt của TP, vừa có tác dụng chuẩn bị cho hoạt động phân tích, khám phá TP của GV và HS trên lớp.
Tổ chức đọc hiểu trên lớp
Tổ chức đọc hiểu TPVC trên lớp nhằm giúp HS có thể cắt nghĩa, lí giải ý nghĩa khách quan của TP, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật, nắm bắt được thông điệp thẩm mĩ trong TP. Đồng thời khơi gợi bộc lộ những tiếp nhận chủ quan của cá nhân HS đối với vấn đề tác giả đặt ra trong TP.
Hướng dẫn HS nắm bắt giọng điệu và đọc diễn cảm
Khi hướng dẫn HS nắm bắt giọng điệu và đọc diễn cảm, GV cần chú ý một số yêu cầu sau:
+ Đảm bảo độ chính xác trong việc nắm bắt giọng điệu và thể hiện bằng giọng đọc tương ứng. Tránh tình trạng nắm không đúng giọng điệu của bài văn dẫn đến hiểu không đúng thái độ, tình cảm, tư tưởng của nhà văn.
+ Chú ý điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những lỗi về ngữ âm, chính tả cho HS trong quá trình HS đọc diễn cảm.
+ Tập trung khai thác những tín hiệu nghệ thuật làm toát lên giọng điệu của TP.
+ Có thể sử dụng những phương tiện kĩ thuật cần thiết để hướng dẫn HS đọc diễn cảm như: nghe nghệ sĩ đọc qua máy ghi âm…
+ Hướng dẫn HS điều chỉnh giọng đọc thích hợp để bước đầu nắm bắt được tư tưởng quan điểm của nhà văn qua giọng điệu TP.
- Hướng dẫn HS tái hiện hình tượng, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của TP
- GV hướng dẫn, kích thích, khơi gợi, định hướng tưởng tượng, liên tưởng của HS nhằm chuyển thế giới nghệ thuật được miêu tả trong TP vào thế giới tâm linh của HS, tác động mạnh đến cảm xúc, tình cảm của HS. Hiệu quả của giờ đọc hiểu chỉ có thể đạt được khi có sự gặp gỡ giữa tâm trí của HS và TP.
- Quá trình hướng dẫn HS tưởng tượng, tái hiện, liên tưởng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của TP, GV cần chú ý một số nội  dung yêu cầu sau:
+ Điều chỉnh, loại bỏ những hình ảnh, biểu tượng không phù hợp với lôgich nghệ thuật của TP, những liên tưởng tản mạn, chủ quan, tùy tiện, suy diễn xuyên tạc, bóp méo.
+ “Hướng” những liên tưởng, tưởng tượng mang màu sắc chủ quan của HS vào “tâm điểm” trường liên tưởng mà nhà văn gởi gắm trong TP.
+ Gợi mở nhiều trường liên tưởng bắt nguồn từ tính đa nghĩa của TP.
+ Hướng dẫn HS tái hiện bức tranh nghệ thuật một cách cụ thể, rõ nét, sinh động phù hợp với nội dung khách quan của TP.
- Kích thích HS tưởng tượng, tái hiện, liên tưởng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của TP, GV có thể vận dụng nhiều hình thức sau:
+ Cho HS đọc diễn cảm
+ Kể lại sáng tạo bài văn để làm nổi bật tính cách nhân vật
+ Cho HS dùng lời để miêu tả lại, bổ sung, tô đậm những điều tác giả phác thảo trong TP
+ Cho HS đóng vai nhân vật hay vai người trần thuật để tham gia vào các cuộc đối thoại hay các đoạn bộc lộ nội tâm của nhân vật
+ Hướng dẫn HS khôi phục những nét mờ, “nhòe”, những khoảng trống để bức tranh được tái hiện rõ nét hơn
+ Cho HS vẽ tranh minh họa
+ Hướng dẫn HS tập trung tìm hiểu, tri giác những từ ngữ, hình ảnh, sự kiện “tiêu điểm” của hình tượng TP
+ Gợi dẫn những kiến thức cần thiết cho việc tưởng tượng, tái hiện, liên tưởng của HS như: về lịch sử, về thời đại, tập quán, văn hóa…
+ Kích thích HS vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm, hồi ức để nhập thân vào TP
- Hướng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa, khái quát tư tưởng chủ đề của TP
+ GV tổ chức, hướng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa những yếu tố, chi tiết cụ thể để khái quát lên ý nghĩa chỉnh thể của TP, tập trung vào những vấn đề trung tâm, những điểm sáng thẩm mĩ làm nổi bật chủ đề tư tưởng TP và thái độ, tình cảm của tác giả. Ở đây đòi hỏi phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn của TP, đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của TP.
+ GV có thể đưa ra nhiều cách hiểu, cách lí giải khác nhau về chủ đề tư tưởng của TP của các nhà phê bình, nghiên cứu hoặc của chính bản thân GV để HS so sánh, đối chiếu và lựa chọn cách hiểu phù hợp với bản thân. GV không nên gò HS vào một cách hiểu duy nhất, chỉ nên hướng HS vào vấn đề trung tâm, cốt lõi của TP.
- Gợi mở để HS bộc lộ sự đồng cảm, trải nghiệm và nhận thức, đánh giá về TP và tác giả
- Gợi mở để HS bộc lộ sự đồng cảm, trải nghiệm và nhận thức, đánh giá về TP và tác giả
+ GV tổ chức cho HS bộc lộ sự đồng cảm, trải nghiệm và nhận thức, đánh giá của mình về TP và tác giả thông qua phân tích, tranh luận, đối thoại trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, cởi mở, giao cảm giữa thầy và trò, tránh sự căng thẳng, nặng nề, áp đặt độc đoán trong giờ học, qua đó HS bộc lộ sự đồng cảm, trải nghiệm của mình về các vấn đề đặt ra trong TP, tự hiểu về mình và nâng mình lên, hoàn thiện nhân cách của mình.
+ Cho HS bộc lộ sự đồng cảm, trải nghiệm và đánh giá về TP và tác giả qua giờ học đối thoại yêu cầu “GV không chỉ nắm vững TP mà còn phải dự đoán những tình huống nảy ra trong sự tiếp nhận của HS. GV không chỉ thuyết trình mà còn biết tổ chức cho HS tham gia vào cuộc đối thoại sao cho trật tự, lôgich, có định hướng mà vẫn đảm bảo không khí tự do tư tưởng, cởi mở của một giờ văn chương”. Đảm bảo sự hợp lí thống nhất không thoát li TP cũng như bảo đảm thời gian cho phép của một, hai tiết học.
- Hướng dẫn đọc hiểu sau giờ lên lớp
- Hướng dẫn đọc hiểu sau giờ lên lớp bao gồm hai nội dung: củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, đồng thời phát triển, mở ra những hướng nhìn mới về TP. Đây hoàn toàn không phải là lặp lại bước phân tích TP trên lớp, mà GV giúp HS có nhu cầu quay trở lại với TP, đi sâu vào TP với cái nhìn bao quát và thâu tóm các vấn đề đã được nghiên cứu trong giờ đọc hiểu trên lớp. Mặt khác, giúp cho HS đào sâu, phát triển, mở rộng, nâng cao,  tạo ra nhiều góc nhìn mới về TP.
- Để củng cố, khắc sâu kiến thức, GV có thể cho HS đọc diễn cảm TP nhằm khắc sâu ấn tượng về TP; hoặc cho HS viết một đoạn văn ngắn trình bày thái độ, tình cảm của mình đối với TP; hoặc cho HS vẽ tranh minh họa, dựng kịch... Những câu hỏi và bài tập để mở rộng, phát triển, gợi mở những góc nhìn mới về TP rất đa dạng. GV có thể cho HS đặt lại tên TP và lí giải vì sao thay đổi, cho HS làm những bài tập ngắn,…
Các hình thức và cấp độ đọc hiểu TPVC
Đọc thông văn bản
Đọc thông là đọc không vấp váp về ngữ âm, câu chữ, mạch lạc văn bản, biết ngắt giọng, đổi giọng hợp lí, đọc đúng nghĩa từ, nghĩa câu… Đọc đúng, chính xác về ngữ âm, giọng điệu, từ ngữ, văn bản là tiền đề để hiểu đúng, hiểu sâu TP.
Đọc kĩ văn bản
Đọc kĩ đòi hỏi phải đọc chậm, đọc nhiều lần để biết được cách tổ chức, sắp xếp ý, hiểu ý vị trong dùng từ, chơi chữ, hiểu hàm ý trong đặt câu, ngắt đoạn, chuyển mạch, hành văn,... để tiếp cận nội dung cơ bản của đoạn, của bài và tư tưởng của tác giả.
Đọc sâu văn bản 
Đọc sâu là đọc hiểu nội dung ý nghĩa, tư tưởng chủ đề của tác phẩm, quan điểm, thái độ của tác giả, để nhận xét, bình giá tác phẩm, tác giả, để thưởng thức giá trị nghệ thuật của văn bản. Đọc sâu là phát hiện, phân tích, giải mã làm bộc lộ các tương quan năng động, nhiều mặt giữa đời sống và nghệ thuật, giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện, giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và chỉnh thể của văn bản để nắm bắt chủ đề tư tưởng và hiểu đúng thái độ tình cảm của tác giả cũng như thưởng thức, bình giá những giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Đọc sáng tạo
Đọc văn không chỉ để hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc, mà là đọc để cảm, để sống, để trải nghiệm, để tự nhận thức, tự thanh lọc và tự phát triển nhân cách. Đó là đọc sáng tạo, là mức cao nhất trong các cấp độ đọc hiểu văn bản văn chương. Đọc hiểu sáng tạo đòi hỏi người đọc phải đào sâu khám phá đến tận cùng chiều sâu ý nghĩa của TP, khôi phục những chỗ bỏ lửng, những nét mờ, lật ngược lại vấn đề, thẩm tra độ chính xác của nó, từ đó có thể đưa ra những kiến giải riêng của mình. Đọc hiểu sáng tạo là một cách để mài giũa trí tuệ, phát triển năng lực đọc hiểu cho người đọc

Tiêu chuẩn để đánh giá một giờ dạy Ngữ
văn thành công:
+Giờ học đã thực sự đi vào quỹ đạo đổi mới hay chưa?
+Nội dung bài học có thể hiện được yêu cầu đặt ra trong sách giáo khoa không?
+Nguyên tắc tích hợp được thể hiện như thế nào?
+Không khí giờ học có thể hiện được sự tự do, dân chủ; khuyến khích được sự hoạt động của học sinh như thế nào?
(Những vấn đề chung, SGV Ngữ văn 12, Tr9)
Giờ dạy thành công:
“Khắc phục được lối dạy nặng về giảng giải, truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò chép; hình thành và phát huy được ý thức học tập chủ động, tích cực của học sinh.
Tạo điều kiện để học sinh nêu câu hỏi, thảo luận, tóm tắt, trình bày trước lớp, nâng cao sự tự tin cho học sinh”
(Lời nói đầu, SGV Ngữ văn 12 nâng cao, Tr4)

Phương pháp thuyết trình
Phương pháp vấn đáp đàm thoại
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học với lí thuyết tình huống
Dạy học với lí thuyết kiến tạo
II. Giới thiệu một số phương pháp dạy học
PPDH đổi mới yêu cầu HS phải “Suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là HS phải có sự cố giắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự học tiếp cận kiến thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Lớp học là môi trường giao tiếp Thầy –Trò ;Trò -Trò, do đó cần phát huy tác dụng tích cực của các mối quan hệ này trong công tác giảng dạy
III. Giới thiệu một số hình thức dạy học theo hướng đổi mới
Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo
Dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo
nhóm nhỏ
E-learning (Thực hiện các chương trình giáo dục
học tập, đào tạo, bồi dưỡng thông qua các
phuong tiện điện tử)
Dạy học theo hình thức tổ chức thực hiện dự án

Dạy học hợp tác theo nhóm ( DHHTTN) là một PPDH cụ thể trong nhóm các PPDH tích cực, thể hiện định hướng tăng cường sự tương tác trong học tập của học sinh.
DHHTTN đang trở thành một PPDH hiệu quả được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Một lớp học được chia nhóm ngay từ đầu năm học theo vị trí chỗ ngồi.
Các nhóm chuẩn bị soạn bài kỹ trước khi đến lớp theo các câu hỏi học bài ở SGK và tự soạn thêm những câu hỏi liên quan đến bài học.
Chia thành nhóm nhỏ (6 HS/ nhóm).
Phân công mỗi nhóm phụ trách chính một phần bài học.
Mỗi nhóm phân công 1-2 HS của nhóm phụ trách chính trong từng tiết học.
Có hình thức khuyến khích, khen ngợi những nhóm thực hiện tốt


Phân công HS chuẩn bị vào tiết học cuối cùng của mỗi tuần học.
Sau mỗi tiết học đều dặn dò HS chuẩn bị tốt cho bài học tiếp theo.
GV thiết kế giáo án, chuẩn bị câu hỏi thảo luận, các phương tiện dạy học …trước khi lên lớp một tuần.
HS học tập tốt hơn vì HS phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi, thảo luận các ý tưởng, tìm kiếm các giải pháp… Từ đó hiểu sâu nội dung bài học.

Kỹ năng xây dựng nhóm và làm việc nhóm là những kỹ năng quan trọng giúp cho học sinh, làm việc hiệu quả, nhanh chóng, đồng thời tập luyện cho các em tính hòa đồng, hợp tác cho công việc trong tương lai của các em.

Chẳng những có ích cho học sinh, các kỹ năng trên còn giúp giáo viên chúng ta có thể làm việc tốt với đồng nghiệp của mình để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ được giao cho tập thể, cho nhà trường.

Một nhóm được đánh giá là thành công khi kết quả hợp tác của nhóm hoàn toàn vượt xa về tính hiệu quả và khối lượng công việc hoàn thành, khi so sánh với kết quả được thực hiện chỉ bởi một cá nhân. Nếu kết quả là …ngược lại, thì tốt nhất nên …giải tán nhóm vì lúc này, việc hợp tác đã thất bại.
8 nguyên tắc vàng để làm việc nhóm hiệu quả:
Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong
nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại
những gì đã thảo luận cho bạn.
Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung.
 
Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người.
Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc.
Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc.
Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả.
Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian.
Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung.
“Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy trong đó HS trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp,được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ cá nhân”

Các bước của quá trình DHHTTN ?
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
a) Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
b) Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
c) Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
a) Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm hoặc
b) Phân công trong nhóm từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi;
c)Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
a) Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
b) Thảo luận chung
c) GV tổng kết đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.

Chia nhóm theo qui mô
Chia nhóm theo đặc điểm HS
Chia nhóm theo nội dung học tập
Chia nhóm theo điều kiện phương tiện học tập
Ưu điểm của DHHTTN
- Mọi HS điều được làm việc, không khí học tập thân thiện trong lớp.
- Hiệu quả làm việc của HS cao, nhiều HS được dịp thể hiện khả năng cá nhân và tinh thần giúp đỡ nhau
- HS không chỉ học tập kĩ năng mà còn thu nhận được kết quả về cách làm việc hợp tác cùng nhau. Điều này góp phần thực hiện một trong 4 mục tiêu học tập của thế kĩ XXI là học cách làm việc cùng nhau.

Hạn chế của DHHTTN
- Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu có HS trong nhóm bất hợp tác thì hiệu quả thấp.
- Khả năng bao quát lớp của GV là khó khăn (sĩ số HS trong lớp cao)
- Chất lượng HS không đồng đều, yêu cầu chung của chương trình do đó việc xác định nhiệm vụ cho mỗi nhóm là khó khăn.
Lưu ý:
- Không nên lạm dụng DHHTTN một cách hình thức, nên vận dụng linh hoạt theo mục tiêu nội dung bài học.
- Việc giao bài tập về nhà như là một khâu củaDHHTTN.

IV. Giới thiệu một số Kĩ Thuật dạy học
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Huy động tư duy (động não tập thể):

1. Động não

1.1. Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.

1.2 . Quy tắc của động não

• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;

• Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;

• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;

• Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.


Các bước tiến hành

1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;

2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;

3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến;

4. Đánh giá:

• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng

- Có thể ứng dụng trực tiếp
1.4. Ưu điểm

• Dễ thực hiện;

• Không tốn kém;

• Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;

• Huy động được nhiều ý kiến;

• Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.

1.5. Nhược điểm

• Có thể đi lạc đề, tản mạn;

• Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;

• Có thể có một số HS „quá tích cực", số khác thụ động.

Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.


2. Động não vi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Viết Nhị
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)