Tiếp cận tư duy kinh tế thị trường của Đảng

Chia sẻ bởi Trần Thanh Hưng | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tiếp cận tư duy kinh tế thị trường của Đảng thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Cách tiếp cận quá trình hình thành và phát triển
 tư duy của Đảng về kinh tế thị trường
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế của Việt Nam từng bước đi vào ổn định. Đây là quá trình xây dựng đất nước, ngay từ lúc đầu để cách tiếp cận việc phát triển kinh tế - xã hội từ đó đến nay cũng có thể chia làm hai thời kỳ, đó  là thời kỳ trước đổi mới (1975-1986) và thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Thời kỳ trước đổi mới, đây là thời kỳ khó khăn, là giai đoạn khắc phục nền kinh tế sau chiến tranh, Đảng ta chủ trương thực hiện cơ chế quản lý là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tư duy lý luận thời kỳ này coi sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường là đối lập tuyệt đối với CNXH, coi nó là con đẻ của CNTB, còn kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp được đồng nhất với CNXH và tính ưu việt của CNXH cũng được coi bắt đầu từ đó.
Về mặt thực tiễn, chúng ta duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, giai đoạn 1975-1986, trên thực tế không thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lấy kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu, cũng có thể hiểu, có nhiều thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là có CNXH.
Cho nên, với chủ trương và cách làm cụ thể nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, cá thể … Vì vậy, tình hình KT-XH Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng, trì trệ…, đây là giai đoạn khó khăn, là giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới.
Đánh dấu bằng Hội nghị TW6 (khóa IV) tháng 8-1979; Hội nghị khẳng định: sự cần thiết phải tồn tại thị trường tự do, khuyến khích sản xuất “bung ra” đúng hướng, khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo XHCN đề ra chủ trương phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất; Đây là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta;
Sau đó, trong nông nghiệp thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư (13-1-1986) về khoán sản phẩm trong Hợp tác xã nông nghiệp; trong công nghiệp, có quyết định 25/CP, 26/CP của Chính phủ (12-1-1981) về cải tiến cơ chế quản lý trong kinh tế quốc doanh
Quan điểm Đại hội V của Đảng (3-1982) đến NQHNTW 8, khóa V (6-1985) về giá – lương – tiền, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính, bao cấp, đây là bước đột phá thứ 2 và những kết luận về các quan điểm kinh tế của Bộ Chính trị (9-1986) để đi đến hoàn tất các quan điểm cơ bản của đường lối đổi mới, là cơ sở để trình và thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ; đây là bước đột phá thứ 3 của quá trình đổi mới ở nước ta.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới, các nước XHCN đã tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới để tìm tòi, thử nghiệm, tổng kết thực tiễn … Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, là một bước ngoặt trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, mà cốt lõi là chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Sự đổi mới đó đã từng bước hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản của thị trường như: giá cả hình thành theo cơ chế tự do; trên thị trường các chủ thể cạnh tranh nhau để tìm kiếm lợi nhuận; nền kinh tế hoạt động theo quy luật của thị trường… Đó là những điều kiện cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường.
Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặc trong sự nghiệp quá độ lên CNXH ở nước ta. Đại hội đã tìm lối thoát vượt qua cho cuộc khủng hoảng KT-XH bằng việc đề ra đường lối đổi mới, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường lên CNXH.
Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và khẳng định: Nền kinh tế chuyển mạnh  sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN, vận hành theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN.
Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng, đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng về kinh tế hàng hóa và CNXH: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”;
xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Để phát triển sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả.
Đại hội lần thứ VIII một lần nữa xác định: chủ trương từ nay đến năm 2000 “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng XHCN”.
Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính thức nêu trong văn kiện về khái niệm của kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xem đó là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. Điều này đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng, thể hiện thái độ rõ ràng, dứt khoát của Đảng trong việc từ bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp để chấp nhận kinh tế thị trường.
Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường như một công cụ, một cơ chế quản lý sang nhận thức mới, coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN. Vì vậy, cần phải “thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN”.
Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội lần thứ X tiếp tục khẳng định: Để đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH, đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN … và vạch ra là sáng tỏ hơn về CNXH ở nước ta thể hiện trên tiêu chí lớn là:
+ Về mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là: thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.


+ Về phương hướng phát triển:
Phát triển các thành phần kinh tế và khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
.
+ Về định hướng XH và phân phối:
Phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người
+ Về định hướng XHCN trong lĩnh vực quản lý:
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã làm sáng tỏ hơn trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xác định: 1 trong 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (2011-2020) đó là “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính”.
Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: 1 trong 12 nhiệm vụ tổng quát có nêu: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực quản lý của Nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp”
Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Tóm lại;  quá trình hình thành, phát triển tư duy của Đảng về kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường ở Việt Nam; chúng ta có thể khẳng định là: trong lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng chưa có nền kinh tế nào tốt hơn nền kinh tế hàng hóa và nền kinh tế thị trường;
do bản sắc chính trị của ta, cho nên nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, chủ trương của Đảng ta là: thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)