TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
Chia sẻ bởi Đinh Thị Linh |
Ngày 19/03/2024 |
16
Chia sẻ tài liệu: TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG ĐỔI MỚI DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Ở MÔN NGỮ VĂN
PGS.TS Bùi Minh Đức
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Cũng như nhiều môn học khác ở trường trung học, môn Ngữ văn đang có sự đổi mới mạnh mẽ trên nhiều phương diện theo tiếp cận năng lực (NL) người học. Trong sự đổi mới ấy, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá là hai trong số những vấn đề được giáo viên (GV) phổ thông quan tâm nhất, không chỉ vì chúng gắn bó chặt chẽ với thực tiễn lao động nghề nghiệp hằng ngày của họ mà còn bởi đó là những khâu đột phá được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn để GV thay đổi và đi dần vào quỹ đạo của giáo dục hiện đại cũng như chuẩn bị tích cực cho việc triển khai CT, SGK Ngữ văn sau 2018.
Cả trên bình diện lý luận và thực tiễn giáo dục ở nước ta, tiếp cận năng lực là vấn đề mới. Đi sâu vào các môn học, trong đó có môn Ngữ văn, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi mà lý thuyết chung về dạy học và kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực chưa hẳn đã đạt được sự thống nhất trong giới nghiên cứu về các nội dung khoa học cụ thể. Chính vì thế, khi áp dụng vào các môn học, GV gặp nhiều khó khăn. Bài báo này góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể của dạy học và kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực Ngữ văn nhằm giúp GV có thêm những “tri thức nền” cần thiết, tạo tiền đè cho việc triển khai tư tưởng đổi mới trong thực tiễn.
Năng lực – khái niệm và cấu trúc
Năng lực (NL) là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau và cách diễn đạt không giống nhau. Chẳng hạn :“NL bao gồm kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm thái độ mà cá nhân có thể hành động thành công trong các tình huống mới.” (Bernd Meier); “NL được tri thức làm cơ sở, được thể hiện qua kĩ năng, được định hình bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm, được biểu hiện qua ý chí.” (John Erpenbeck);“NL là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt, biến đổi.” (Weinert); “NL có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài…” (CTGD của bang Québec, Canada)… Tuy nhiên, để tạo cơ sở lý luận cho việc triển khai các nội dung của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định khái niệm “năng lực” như sau :
NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... NLcủa cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
(Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể)
Để có thể hiểu rõ hơn khái niệm “năng lực”, cũng nên phân biệt NL với các từ gần nghĩa với nó trong tiếng Việt như tiềm năng, khả năng, kĩ năng, tài năng, năng khiếu... Theo Từ điển Tiếng Việt , tiềm năng là “khả năng, NL tiềm tàng” nghĩa là khả năng ở trạng thái tiềm tàng, ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực. Khả năng là (1)“cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”; (2) cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì”. Kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn”. Tài năng là “NL xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một việc gì”. Năng khiếu là “tổng thể nói chung những phẩm chất sẵn có giúp con người có thể hoàn thành tốt một loại hoạt động khi chưa được học tập và rèn luyện trong hoạt động đó”. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì NL là (1) “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2) Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Ở MÔN NGỮ VĂN
PGS.TS Bùi Minh Đức
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Cũng như nhiều môn học khác ở trường trung học, môn Ngữ văn đang có sự đổi mới mạnh mẽ trên nhiều phương diện theo tiếp cận năng lực (NL) người học. Trong sự đổi mới ấy, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá là hai trong số những vấn đề được giáo viên (GV) phổ thông quan tâm nhất, không chỉ vì chúng gắn bó chặt chẽ với thực tiễn lao động nghề nghiệp hằng ngày của họ mà còn bởi đó là những khâu đột phá được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn để GV thay đổi và đi dần vào quỹ đạo của giáo dục hiện đại cũng như chuẩn bị tích cực cho việc triển khai CT, SGK Ngữ văn sau 2018.
Cả trên bình diện lý luận và thực tiễn giáo dục ở nước ta, tiếp cận năng lực là vấn đề mới. Đi sâu vào các môn học, trong đó có môn Ngữ văn, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi mà lý thuyết chung về dạy học và kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực chưa hẳn đã đạt được sự thống nhất trong giới nghiên cứu về các nội dung khoa học cụ thể. Chính vì thế, khi áp dụng vào các môn học, GV gặp nhiều khó khăn. Bài báo này góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể của dạy học và kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực Ngữ văn nhằm giúp GV có thêm những “tri thức nền” cần thiết, tạo tiền đè cho việc triển khai tư tưởng đổi mới trong thực tiễn.
Năng lực – khái niệm và cấu trúc
Năng lực (NL) là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau và cách diễn đạt không giống nhau. Chẳng hạn :“NL bao gồm kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm thái độ mà cá nhân có thể hành động thành công trong các tình huống mới.” (Bernd Meier); “NL được tri thức làm cơ sở, được thể hiện qua kĩ năng, được định hình bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm, được biểu hiện qua ý chí.” (John Erpenbeck);“NL là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt, biến đổi.” (Weinert); “NL có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài…” (CTGD của bang Québec, Canada)… Tuy nhiên, để tạo cơ sở lý luận cho việc triển khai các nội dung của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định khái niệm “năng lực” như sau :
NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... NLcủa cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
(Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể)
Để có thể hiểu rõ hơn khái niệm “năng lực”, cũng nên phân biệt NL với các từ gần nghĩa với nó trong tiếng Việt như tiềm năng, khả năng, kĩ năng, tài năng, năng khiếu... Theo Từ điển Tiếng Việt , tiềm năng là “khả năng, NL tiềm tàng” nghĩa là khả năng ở trạng thái tiềm tàng, ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực. Khả năng là (1)“cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định”; (2) cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì”. Kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn”. Tài năng là “NL xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một việc gì”. Năng khiếu là “tổng thể nói chung những phẩm chất sẵn có giúp con người có thể hoàn thành tốt một loại hoạt động khi chưa được học tập và rèn luyện trong hoạt động đó”. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì NL là (1) “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2) Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)