Tiengviet

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Luân | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: tiengviet thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

THỰC HÀNH KỸ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
THỰC HÀNH KỸ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG GDQD
GDMN
Vị trí trường tiểu học
Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của HTGDQD,trực tiếp đảm nhiệm việc GD cho HS lớp 1-5.Nhằm hình thành ở HS cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người theo mục tiêu GDTH
NHIỆM

VỤ

TRƯỜNG

TIỂU

HỌC
Giảng dạy theo chương trình, nội dung, kế
hoạch,giáo dục theo qui định thống nhất
của Bộ giáo dục và Đào tạo
Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa
nhà trường, gia đình và xã hội
Khai thác mọi tiềm năng của cộng đồng
tham gia giáo dục học sinh
Phát huy tác dụng cua một cơ sở giáo dục
đối với cộng đồng
Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học
Tham gia xóa mù chữ trong phạm vi cộng đồng
THỰC HÀNH KĨ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Hệ thống quản lí
Gồm :PGD Huyện và Chủ tịch UBND Huyện
PGD Huyện trực tiếp quản lí các trường tiểu học,các lớp tiểu học gia đình và lớp tiểu học linh hoạt .
Chủ tịch UBND Huyện ra quyết định thành lập hoặc giải thể các trường tiểu học
Quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng:

Nhà trường và Hội đồng giáo dục địa phương
Nhà trường và Hội Cha Mẹ HS
HỌC SINH TIỂU HỌC
Khi đến trường, trẻ được gọi là học sinh tiểu học và phải thực hiện các nhiệm vụ học tập và có các quyền sau:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Thế nào là học sinh tiểu học?
Quyền học sinh.
1. Được giáo dục toàn diện, bình đẳng theo chương trình GDTH. Được đảm bảo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn.
2. Được học ở trường thuộc khu vực đang cư trú. Có thể học lớp tiểu học gia đình và lớp tiểu học linh hoạt. Ngoài ra có thể học các trường ở ngoài khu vực cư trú tùy vào điều kiện và khả năng tiếp nhận của trường mà học sinh có nhu cầu học.
3. Được tham gia sinh hoạt trong các tổ chức tự quản và các hoạt động ngoại khóa khác.
4. Được đối xử bình đẳng và dân chủ: học sinh có quyền khiếu nại với nhà trường, các cấp quản lí giáo dục về quyết định của bản thân
5. Học sinh khó khăn hoặc hoc sinh có năng lực đặc biệt được nhận học bổng và trợ cấp.
Nhiệm vụ học sinh
1. Kính trọng thầy, cô giáo; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; thực hiện tốt nội qui nhà trường và trật tự an toàn xã hội
3. Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường.
2. Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo yêu cầu của chương trình.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp, đội; bảo vệ tài sản của nhà trường; giúp đỡ gia đình; tham gia công tác xã hội.
CHUONG TRÌNH TI?U H?C
Chương trình dạy học ở tiểu học theo CTTH mới (từ năm 2000):
Học sinh tiểu các lớp 1, 2, 3 được học 5 môn:
1/ Tiếng Việt; 2/ Toán; 3/ Tự nhiên Xã Hội; 5/ Nghệ Thuật (Hát – Nhạc; Mĩ Thuật;Kỹ Thuật).
Học sinh tiểu học các lớp 4, 5 học 7 môn:
1/ Tiếng Việt; 2/ Toán; 3/ Đạo Đức; 4/ Khoa Học; 5/ Lịch Sử; 6/ Địa Lí; 7/ Nghệ Thuật (Hát – Nhạc; Mĩ thuật; Kĩ thuật).
Ngoài ra có 2 môn học tự chọn đối với các vùng phát triển (hoặc các vùng dân tộc):
1/ Ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc);
2/ tin học (hoặc kinh tế gia đình).
Các môn học này không được học quá 3 tiết/tuần.
THỰC HÀNH KĨ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI GVTH
Giảng dạy theo phân phối chương trình bậc tiểu học.
Giáo dục và tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng đời sống cho học sinh.
Tham gia các công tác khác và hoạt động đoàn thể trong nhà trường.
Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cac năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp.
QUẢN LÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Thành viên quản lí
Hiệu trưởng do Nhà nước bổ nhiệm , quản lí mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.
Chi bộ đảng trường học lãnh đạo nhà trường theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và sao Nhi đồng Hồ Chí Minh hoạt động trong trường theo điều lệ Đoàn, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Công đoàn giáo dục trường tiểu học hoạt động theo luật công đoàn và theo sự chỉ đạo của Công đoàn Ngành Giáo dục Đào Tạo.
2. Cán bộ quản lí trường tiểu học
a) Hiệu trưởng:
Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường học :
-Lập kế hoạch năm học và tổ chức chỉ đạo tập thể.
-Trực tiếp quản lí và thường xuyên kiểm tra giáo viên trong công tác giảng dạy và trong các hoạt động giáo dục khác.
Chỉ đạo công tác hành chính quản lí bảo đảm các điều kiện về vật chất cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường , cụ thể :
+ Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, công tác hồ sơ sổ sách theo qui định của nhà nước.
+ Quản lí đúng nguyên tắc, đúng chế độ kế toán các loại kinh phí của nhà trường.
+ Quản lí, bổ sung và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị.
Thường xuyên cải tiến công tác quản lí trường học theo tinh thần dân chủ hóa nhà trường , bảo đảm các hoạt động giáo dục được tiến hành đồng bộ, có hiệu quả.
b)Quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học:
Quyết định mọi mặt về tổ chức và hoạt động của nhà trường theo đúng thể chế Nhà nước.
Trực tiếp quản lí giáo viên, nhân viên.
Nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định thưởng phạt học sinh , xét duyệt kết quả đánh giá , xếp loại , quyết định dự thi tốt nghiệp, danh sách học sinh lên lớp , ở lại lớp.
Được dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn , chính trị, văn hóa và các lớp bồi dưỡng về quản lí trường học.
c) Phó hiệu trưởng:
Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường , Hiệu trưởng phân công Phó Hiệu trưởng chỉ đạo các mặt hoạt động và công tác của nhà trường.
Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc được phân công.
d) Tổng phụ trách Đội:
Tổng Phụ trách có thể là cán bộ chuyên trách hoặc là giáo viên kiêm nhiệm. Tổng Phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lí các hoạt động của Đội và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Luân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)