Tieng viet thuc hanh

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tieng viet thuc hanh thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

1

Học phần:
Tiếng Việt thực hành
Người thực hiện: GV Hoàng Lan
2
Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1
KHỞI ĐỘNG TƯ DUY
3
Trong những kết hợp dưới đây, kết hợp nào đã tạo thành câu? Vì sao?

A. Bó hoa hồng rất thơm ấy.
B. Bó hoa hồng ấy rất thơm.
C. Bó hoa hồng mà mẹ mới mua hôm qua ấy.
D. Bó hoa hồng ấy mẹ mới mua hôm qua.
2
Xét ví dụ sau:
Anh(chị) hãy xác định các thành phần cấu tạo trong câu
sau đây:

Nhưng, anh ơi, về vấn đề thuế thu nhập cá nhân, theo

em có lẽ chiều mai(thứ sáu), trường chúng ta sẽ

thảo luận kĩ.
4
Kết hợp đã tạo thành câu:

B. Bó hoa hồng ấy rất thơm.
D. Bó hoa hồng ấy mẹ mới mua hôm qua.
Từ bài tập trên, anh (chị) nào có thể cho biết: Vậy câu là gì ?
5
ĐỊNH NGHĨA VỀ CÂU
Về hình thức: Khi nói câu có ngữ điệu. Khi viết, chữ cái đầu của âm tiết đứng đầu câu viết hoa, cuối câu có các dấu ngắt câu: dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi…

Về cấu tạo: Câu là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ. Để tạo câu người ta thường kết hợp với từ, cụm từ với nhau theo một quy tắc ngữ pháp nhất định.

Về nội dung: Câu phản ánh sự việc, hiện tượng, sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất…

Về chức năng: Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
6
Anh(chị) hãy xác định các thành phần cấu tạo trong câu sau đây:

Nhưng, anh ơi, về vấn đề thuế thu nhập cá nhân, theo em
có lẽ chiều mai(thứ sáu), trường chúng ta sẽ thảo luận kĩ.


2
Xét ví dụ sau:
Anh(chị) hãy xác định các thành phần cấu tạo trong câu
sau đây:

Nhưng, anh ơi, về vấn đề thuế thu nhập cá nhân, theo

em có lẽ chiều mai(thứ sáu), trường chúng ta sẽ

thảo luận kĩ.
7
Câu là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp phù hợp với quy tắc của một thứ tiếng, diễn đạt một nội dung thông báo; khi viết cuối câu có dấu ngắt câu, khi nói câu có ngữ điệu.
Hoạt động 2: Chuyển tải nội dung thông qua tổ chức hoạt động nhận thức.
8
CHƯƠNG 3
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN
Bài 2: PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH CÂU THEO CẤU TRÚC CHỦ - VỊ
9
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU THEO
CẤU TRÚC CHỦ- VỊ
Anh (chị) hãy cho biết, xét ở phạm vi câu, có bao nhiêu quan hệ ngữ pháp cơ bản trong câu?
1.1. Các quan hệ ngữ pháp trong câu
Có 3 quan hệ ngữ pháp cơ bản trong câu:
1. Quan hệ đẳng lập
2. Quan hệ chính phụ
3. Quan hệ chủ - vị
10
SINH VIÊN THẢO LUẬN NHÓM
CHIA 3 NHÓM CHÍNH

Nhóm 1: Quan hệ đẳng lập
Nhóm 2: Quan hệ chính phụ
Nhóm 3: Quan hệ chủ - vị

11

Nhiệm vụ của các nhóm là:

Nêu được khái niệm của vấn đề thảo luận.
Nêu đặc điểm của vấn đề thảo luận.
- Lấy VD minh họa.







12



Khái niệm:
Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa 2 (hoặc hơn 2)
yếu tố có vai trò ngang nhau trong tổ hợp

VD: Bầu trời và mặt đất.






Quan hệ đẳng lập
13
b. Đặc điểm của quan hệ đẳng lập:
Về từ loại: Các thành tố trong tổ hợp có bản chất ngữ pháp (từ loại)
giống nhau hoặc gần giống nhau

VD: Bầu trời và mặt đất ( danh từ với danh từ)
Cô giáo và tôi ( danh từ với đại từ nhân xưng)...
- Về chức năng ngữ pháp: Các thành tố trong quan hệ đẳng lập có
cương vị NP ngang hàng nhau cùng thực hiện một chức năng NP trong câu.

VD: Đôi mắt của Mai to và sáng

- Về quan hệ với các thành tố khác: Có quan hệ giống nhau với các thành tố
nằm ngoài tổ hợp.

VD: Hôm nay trời trong và xanh
Quan hệ đẳng lập
14
Anh(chị) có nhận xét gì
về trật tự sắp xếp các thành tố trong các
quan hệ đẳng lập ở những VD dưới đây?
1. Anh ấy lớn lên và sinh ra ở Huế.
2. Anh Hoan úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một
giấc say sưa.
3. Tình yêu là một giấc mơ ngọt ngào, dài.
4. Con mời bố mẹ, anh chị, ông bà, ăn cơm.
1.→ Anh ấy sinh ra và lớn lên ở Huế.
2.→ Anh Hoan nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một
giấc say sưa.
3.→ Tình yêu là một giấc mơ dài, ngọt ngào.
4.→ Con mời ông bà, bố mẹ, anh chị, ăn cơm.
15
Ghi chú:

Không phải lúc nào cũng đổi chỗ các
thành phần trong quan hệ đẳng lập được. Vì trật tự sắp xếp các thành tố phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Các kiểu loại động từ, trình tự sự kiện, nhịp điệu câu văn, quan hệ tôn ti...
16
Quan hệ chính phụ
Khái niệm: Là quan hệ giữa hai hoặc hơn hai thành tố của một kết cấu ngữ pháp, trong đó một thành tố đóng vai trò chính. Còn những thành tố kia đóng vai trò phụ, lệ thuộc vào thành tố chính.

VD: Trong cụm từ đang đọc sách thì đọc là thành tố chính còn đang và sách là thành tố phụ.
17
+ Về từ loại: Các thành tố có thể không cùng từ loại

VD: Cụm từ đang đọc sách
 đang là phụ từ, đọc là động từ, sách là danh từ

+ Về chức năng ngữ pháp: Thành tố chính quyết
định đặc điểm ngữ pháp của toàn kết cấu.

VD: Trong cụm từ cô gái xinh đẹp ấy thì thành tố
chính là danh từ nên cụm từ này sẽ mang đặc điểm
của một cụm danh từ.
Đặc điểm của quan hệ chính phụ
18
- Quan hệ với các thành tố khác: Các thành tố phụ hạn định hoặc bổ sung ý nghĩa cho thành tố chính. Do vậy chỉ có thành tố chính mới đại diện cho toàn bộ tổ hợp quan hệ với bên ngoài.

VD: Cha tôi đi vắng


Về trật tự sắp xếp:
+ Trong cụm từ chính phụ thì trật tự các của các thành tố tương đối chặt chẽ, không thể đảo trật tự.

+ Trong các vế của câu ghép đẳng lập và trong quan hệ thành phần chính - phụ của câu thì trật tự sắp xếp các thành tố có thể thay đổi.
19

VD1: Đang đọc sách → không thể đổi chỗ
là đọc đang sách
Mẹ ơi, con ăn cơm → không thể đổi chỗ
là Mẹ ơi, cơm ăn con. Nhưng lại có thể đổi là
→ Con ăn cơm, mẹ ơi!
VD2: Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
→ Quan hệ giữa trạng ngữ và nòng cốt câu
là quan hệ chính phụ
→ ta có thể đổi chỗ cho nhau:
Đám trẻ ra về sau một cuộc dạo chơi.
20
Quan hệ chủ - vị
3
Ví dụ:
Cuộc sống quê tôi// gắn bó với cây cọ.
Khái niệm:

Là sự kết hợp hữu cơ giữa hai trung tâm hỗ trợ ràng buộc lấy nhau. Trung tâm sau nêu lên một sự tường thuật, trung tâm trước nêu chủ đề của sự tường thuật.
21

+ Về từ loại: Các thành tố có thể không cùng từ loại.
Thành tố chủ ngữ có thể danh từ, đại từ nhân xưng đảm
nhiệm còn vị ngữ do động từ, tính từ đảm nhiệm.

+ Về chức năng ngữ pháp: Hai thành tố có chức năng ngữ
pháp khác nhau. Tuy nhiên xét về mặt NP cả hai đều có
tầm quan trọng ngang nhau

+ Về trật tự sắp xếp: Thành tố chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Đặc điểm của quan hệ chủ - vị
22

Ghi chú:

- Quan hệ ngữ pháp là quan hệ giữa các yếu tố cùng cấp.

- Không phải bất kì những từ đứng gần nhau nào cũng có
quan hệ ngữ pháp với nhau:

1. Ông Bụt //xuất hiện khiến cô Tấm// bàng hoàng.
CN VN CN VN

2. Mặt trời //đã mọc, sương //đã tan.
CN VN CN VN

3. Em bé Zin //đang tập đi.
CN VN
23
Cô gái ấy rất kiêu hãnh.

2. Em trao cả cho anh một tình yêu nồng cháy.
1.2. Các thành phần cấu tạo câu tiếng Việt
24
Bài tập 1
Anh(chị) hãy xác định các thành phần cấu tạo trong câu
sau đây:

Nhưng, anh ơi, về vấn đề thuế thu nhập cá nhân, theo

em có lẽ chiều mai(thứ sáu), trường chúng ta sẽ

thảo luận kĩ.
1/2/2013
25
Nhưng, anh ơi, về vấn đề thuế thu nhập cá nhân,

LN HN Đề ngữ

theo em có lẽ chiều mai (thứ sáu), trường chúng ta// sẽ

TTN TN PCN CN ĐN

thảo luận kĩ.

VN BN
26
Các TP cấu tạo câu tiếng Việt
1. Chủ ngữ
2. Vị ngữ
1. Trạng ngữ
2. Tiền vị ngữ
3. Đề ngữ
1. Bổ ngữ
2. Định ngữ
1. Tình thái ngữ
2. Phụ chú ngữ
3. Liên ngữ
4. Hô ngữ
Thành phần
chính của câu
Thành phần
biệt lập
27
1.2.1. Thành phần chính câu
Sinh viên thảo luận nhóm
Nhóm 1
Anh (chị) hiểu thế nào là chủ ngữ?
Chủ ngữ có đặc điểm gì?
Lấy ví dụ.
Nhóm 2
Anh (chị) hiểu thế nào là vị ngữ?
Vị ngữ có đặc điểm gì?
Lấy ví dụ.
28
1.2.1. Thành phần chính câu
a) Khái niệm
Chủ ngữ là thành phần chính trong cấu tạo câu,
dùng để biểu thị đối tượng mà hành động, trạng thái,
tính chất hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ.
Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ và
dùng để trả lời cho câu hỏi:
Ai? Cái gì? Cây gì? Con gì?...
* Chủ ngữ
29
● Xét về mặt cấu tạo: Có thể do một từ , một ngữ , một cụm C-V đảm nhiệm.

Ví dụ:
- Chim //hót.
- Chim họa mi// hót
- Chim họa mi /hót //cùng góp vui với chim sơn ca.
b) Đặc điểm của chủ ngữ
30
● Xét về mặt từ loại:
+ Có thể do danh từ (hoặc ngữ danh từ) đảm nhiệm
- Gió// thổi.
- Gió nồm nam //thổi.
+ Có thể do động từ đảm nhiệm (hoặc ngữ động từ) đảm nhiệm
- Học tập// là nhiệm vụ của học sinh.
- Tập thể dục thường xuyên// luôn có lợi cho sức khỏe.
+ Có thể do tính từ đảm nhiệm (hoặc ngữ động từ) đảm nhiệm

- Thủy chung với bạn bè //là điểm tốt của Thanh
- Cần cù// là truyền thống quý báu của nhân dân Việt Nam.
+ Có thể do các từ loại khác đảm nhiệm

- Tôi// làm việc ở Hà Nội. (đại từ làm chủ ngữ)
- 8 //chia hết cho 2. (số từ làm chủ ngữ)
b) Đặc điểm của chủ ngữ
31



* Xét về mặt số lượng
+ Trong câu, có thể chỉ có một hoặc có nhiều chủ ngữ

Ví dụ:

- Tre // xung phong vào xe tăng, đại bác.
- Những con sít, những con bói cá, những con cuốc //cũng
đua nhau đến bên bờ làm tổ.








32
* Xét về mặt vị trí

Thường thì, trong câu, chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Tuy vậy, ở một số trường hợp đặc biệt vị ngữ bị đảo lên đứng trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho câu văn.
Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Bà Huyện Thanh Quan)

Trên sông, nhô ra/ những chiếc thuyền dài mũi cao.
33
Vị ngữ
Khái niệm

Vị ngữ là thành phần chính trong cấu tạo câu, dùng để
nêu những đặc điểm, hành động, tính chất, trạng thái...
của đối tượng được đưa ra ở chủ ngữ. Trong câu vị ngữ
thường đứng sau chủ ngữ và dùng để trả lời cho câu hỏi:
Làm gì? Thế nào? ...
Đại diện nhóm 2 phát biểu
34
b) Đặc điểm của vị ngữ

* Xét về mặt cấu tạo: Có thể do một từ, một ngữ, cụm C-V đảm nhiệm

Ví dụ:

- Mưa//rơi.
- Cậu bé// khóc.

- Những đám mây// đang bay nhanh.
Học sinh lớp tôi// đều chăm chỉ lao động.

- Chiếc xe máy //lốp bị thủng.
- Cái cây này //lá vàng.
35

* Xét về mặt từ loại

+ Có thể do động từ (hoặc ngữ động từ) đảm nhiệm.

- Hoa// nở.
- Hoa// đã nở.

+ Có thể do tính từ (hoặc ngữ tính từ) đảm nhiệm.

- Em bé// xinh xắn.
- Ngôi nhà ấy// cao lắm.

+ Có thể do hệ từ “là” + Danh từ (hoặc danh ngữ)
đảm nhiệm.

- Mai //là học sinh.
- Nghề dạy học// là nghề cao quý trong những
nghề cao quý.
36
* Xét về mặt số lượng: Trong câu, có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Mặt trời //đã lên cao.
- Tre// giữ làng,/ giữ nước,/ giữ mái nhà tranh/, giữ đồng lúa chín.

* Xét về mặt vị trí: Thông thường thì, trong câu, vị ngữ đứng sau chủ ngữ.
37
38



1. Để chào mừng ngày 20.11, các giảng viên đều tích cực tham gia phong trào dạy tốt, học tốt.
2. Với chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục thật đặc sắc.
3. Tôi nghe câu hò xứ nghệ, giữa Mạc Tư Khoa.




Tìm TP trạng ngữ trong câu sau:
39
B�i t?p 1
Anh(chị) hãy xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

(Nguyễn Thế Hội)
40
Bài tập 2:
Anh (chị) hãy đặt câu theo yêu cầu dưới đây:

1. Câu có chủ ngữ là một cụm C-V.
2. Câu có vị ngữ là một cụm C-V.
3. Câu có nhiều chủ ngữ.
4. Câu có nhiều vị ngữ.
41
B�i t?p 1


Chú chuồn chuồn nước //mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú// lấp lánh. Bốn cái cánh //mỏng như giấy bóng. Hai mắt// long lanh như thuỷ tinh. Thân chú// nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú //đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh// khẽ rung rung như còn đang phân vân.

(Nguyễn Thế Hội)
42
1. Mấy đứa trẻ con/ cãi nhau// làm huyên náo cả sân trường.
2. Chị ấy// mắt/ lúc nào cũng buồn.
3. Tre, nứa, trúc, mai, vầu// giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.
4. Ngôn ngữ //là phương tiện giao tiếp phong phú nhất,/ tiện lợi nhất,/ hiệu quả nhất,/ phổ cập nhất.
43
Bài tập 3:
Anh (chị) hãy xác định thành phần cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (Tô Hoài)
44
Câu 1: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Câu 2: Đôi càng tôi mẫm bóng.
Câu 3: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Câu 4: Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
Câu 5: Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

//
//
//
//
//
CN
VN
CN
CN
CN
CN
VN
VN
VN
VN
(Đại từ)
(Cụm DT)
(Cụm ĐT)
(2 Cụm TT)
(TT)
(Đại từ)
(Cụm DT)
(2 Cụm ĐT)
(Cụm ĐT)
(Cụm DT)
B�i t?p 3
Bài tập 3
45
1. Các quan hệ ngữ pháp trong câu
Có 3 quan hệ ngữ pháp cơ bản trong câu:
1. Quan hệ đẳng lập
2. Quan hệ chính phụ
3. Quan hệ chủ - vị
Hôm nay chúng ta
học gì ? nhớ gì ?
46
2. Các TP cấu tạo câu tiếng Việt
1. Chủ ngữ
2. Vị ngữ
1. Trạng ngữ
2. Tiền vị ngữ
3. Đề ngữ
1. Bổ ngữ
2. Định ngữ
1. Tình thái ngữ
2. Phụ chú ngữ
3. Liên ngữ
4. Hô ngữ
Thành phần
chính của câu
Thành phần
biệt lập
47
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
SV đọc giáo trình TVTH – Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng trang 148 – 170.

- Vận dụng kiến thức đã học về câu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (8- 10 câu hướng tới chủ đề sau: Sinh viên ngày nay cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
48
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)