Tiếng Việt 5

Chia sẻ bởi Đặng Văn Mười | Ngày 10/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tiếng Việt 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT HOÀI NHƠN
--------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – NH 2007 – 2008
---------------------------------------
I.Bài kiểm tra đọc thầm và làm bài tập : ( 5 điểm )
Đề bài :
Đọc bài văn sau :
Tà áo dài Việt Nam .
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba , mớ bảy , tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau . Tuy nhiên , với phong cách tế nhị , kín đáo , người phụ nữ thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu ( vàng mỡ gà , vàng chanh , hồng cánh sen , hồng đào , xanh hồ thủy ,… ) .
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945 , ở một số vùng , người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc . Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải , hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo , không có khuy , khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân , chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải , thành ra rộng gấp đôi vạt phải .
Từ những năm 30 của thế kỉ XX , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời . Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị , kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại , trẻ trung .
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam . Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn , tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn .
Theo Trần Ngọc Thêm

Em hãy khoanh tròn chữ cái a,b, hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây :
1. Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc chiếc áo dài như thế nào ?
a. Mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau
b. Mặc chiếc áo dài thẫm bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh
nhiều màu .
c. Mặc chiếc áo dài thẫm màu .
2. Từ đầu thế kỉ 19 đến sau năm 1945 phụ nữ Việt Nam thường mặc chiếc áo
dài gì ?
a. Aùo tứ thân , áo năm thân
b. Aùo hai thân
c. Aùo choàng dài
3. Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ?
a. Có nhiều vạt áo hơn
b. Hài hòa , tế nhị , kín đáo , hiện đại , trẻ trung hơn
c. Có nhiều màu sắc đẹp đẽ hơn .

4. Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?
a. Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo , duyên dáng của phụ
nữ Việt Nam .
b. Vì thích hợp với tầm vóc , dáng vẻ của người phụ nữ Việt Nam
c. Cả hai ý trên đều đúng .
5. Câu : “ Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn , tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn .” . Từ như dùng để :
a. Nối vế câu
b. So sánh , giải thích
c. Liệt kê
6. Câu : “ Tuy nhiên , với phong cách tế nhị , kín đáo , người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài , lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu .” thuộc mẫu câu nào ?
a. Ai – Làm gì ?
b. Ai – Thế nào ?
c. Ai – Là gì ?
7. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm ?
a. mái chèo/ chèo thuyền
b. cầm tay/tay ghế
d. chèo thuyền/ hát chèo
8. Câu nào sau đây là câu co ù trạng ngữ ?
a. Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy , tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau .
b. Trong tà áo dài , hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn ,tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn.
c. Aùo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân .
9. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa ?
a. đánh đàn/đánh trống
b. đánh chén/đánh trận
c. đánh úp/đánh bóng
10. Câu : “ Những năm 30 của thế kỷ 20 .” trong bài , ý nói
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Văn Mười
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)