Tiếng việt 2

Chia sẻ bởi Dương Thị Mỹ | Ngày 11/05/2019 | 10323

Chia sẻ tài liệu: tiếng việt 2 thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình về các thành phần câu tiếng việt
Họ và tên: Dương Thị Mỹ
Lớp ĐHTH K27A

2
Các thành phần câu
Câu thường có hai thành phần chính:
+ thành phần chính Chủ ngữ, Vị ngữ ,
+ thành phần phụ Trạng ngữ, Định ngữ, Bổ ngữ, Khởi ngữ.
Thành phần chính không thể thiếu trong câu
- Thành phần phụ không bắt buộc có trong câu.
3
1. Chủ ngữ
 Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.
VD: Những cây Đào đã nở rộ.
cụm DT
Học tập là nghĩa vụ của học sinh.
ĐT
4
a) Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Trong câu kể Ai làm gì ?, chủ ngữ chỉ người, sự vật (con vật hay đồ vật, cây cối – thường được nhân hoá) – có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
VD: Phụ nữ/ giặt giũ bên những giếng nước.
b) Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
- Trong câu kể Ai thế nào ?, chủ ngữ chỉ sự vật cố đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nói đến ở vị ngữ.
VD: Hà Nội/ tưng bừng màu đỏ.
c) Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
- Trong câu kể Ai là gì ?, chủ ngữ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.
VD: Anh chị em/ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
5
2. Vị Ngữ
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?
Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
VD: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng  xem
hoàng hôn xuống
 VN1 và  VN2 đều là cụm ĐT
6
7
a) Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
Trong câu kể Ai làm gì ?, vị ngữ nêu lên hoạt động của người, sự vật (con vật, đồ vật, cây cối và chúng thường được nhân hoá).
VD: Thanh niên/ lên rẫy.
b) Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
- Trong câu kể Ai thế nào ? vị ngữ nêu lên đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật.
VD: Hà Nội/ tưng bừng màu đỏ.
c) Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
- Trong câu kể Ai là gì ?, vị ngữ thường giới thiệu, nhận định về sự vật.
- Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? thường nối với chủ ngữ bằng từ là.
VD: Bố em/ là bộ đội.
3. Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm chủ vị.
VD: Mùa hè, hoa phượng nở rộ.
8
3.1 Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
VD: Trên cây, chim hót líu lo.
TN

9
3.2 Trạng ngữ chỉ thời gian
- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
VD: Sáng nay, chúng em đi lao động.
TN

10
3.3 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?
VD: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.
TN
11
3.4 Trạng ngữ chỉ mục đích
- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …
Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

12
3.5 Trạng ngữ chỉ phương tiện
- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?
VD: Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên
TN
chúng em cố gắng học tập.
13
4. Định ngữ
Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ).Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.
– Chị tôi có mái tóc đen. ( đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định ngữ)
– Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)
– Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ / tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ “Quyển sách”. mẹ tặng là định ngữ)
14
5. Bổ ngữ
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
VD: Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “vui nhộn”, rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ )
– Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”, thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)
15
6. Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
– Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu).
– Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.
– Khả năng kết hợp : đứng sau quan hệ từ : về, mà, còn, với, đối với…
VD: Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
– Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!
16
Các thành phần biệt lâp
Thành phần tình thái (thể hiện tình cảm của người nói đối với sự việc trong câu)
VD: Chắc chắn cô ấy đang buồn.
Thành phần cảm thán ( bộc lộ tâm lý)
VD: Trời ơi, chỉ còn năm phút!
Thành phần gọi đáp (tạo lập duy trì quan hệ giao tiếp)
VD: Này tên kia, đứng lại ngay.
Thành phần phụ chú (bổ sung ND cho câu)
VD:Việt Nam – một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên – đang cố gắng để thoát nghèo.
17
PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
18
CÂU ĐƠN
19
20
CÂU ĐƠN
Câu đơn là câu chỉ có một nồng cốt câu và không chứa hơn một kết cấu chủ vị.
VD: Ở đây nhiều muỗi quá.

Câu đơn được chia thành 4 loại:
Câu đơn bình thường.
Câu một thành phần.
Câu đặc biệt.
Câu ngữ cảnh.
21



Là câu có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ. (Có hoặc không có thành phần phụ.)

Ví dụ:
 Mặt trời mọc ở đằng đông.
 Tượng Nữ thần Tự do ở Hoa Kỳ
1. Câu đơn bình thường

Là loại câu đơn chỉ có một bộ phận vị ngữ. Có hoặc không có thành phần phụ đi kèm.

Ví dụ:
 Không được hái hoa
 Cấm mua bán, lấn chiếm lòng lề đường.
2. Câu một thành phần
8

- Thường được hiểu là câu không phân định thành phần.
Có 2 hướng xử lí:
- Thứ nhất, Coi là câu đặc biệt: những trường hợp gồm cả câu ngữ cảnh, câu thán từ, hô ngữ.
Ví dụ: - Ào ào - Á
- Thứ hai, minh xác với khái niệm “không phân định thành phần”, không xem câu ngữ cảnh là câu đặc biệt.
Ví dụ: - Lạnh quá ! - Buồn hiu

3. Câu đặc biệt:
9
* Có thể phân định câu đặc biệt thành các loại sau:
Câu đặc biệt thán từ:
VD: Ối giời ơi ! Sao lại ra nông nỗi này ?
Trời đất ơi ! Ngó xuống mà xem thằng con tôi này.
Câu đặc biệt hô ngữ:
VD: Thằng kia! đứng lại ông bảo ?
Câu tiêu đề:
VD: Sách giáo khoa lớp 1.
Nhà thờ Đức Bà.
10

Là câu đơn chỉ có từ ngữ biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái...

Ví dụ: - Tùng ! Tùng ! Tùng !
- Bịch !
- Rắc
4. Câu ngữ cảnh:
11
CÂU PHỨC


CÂU PHỨC

27
Khái niệm:
Câu phức là câu có từ 2 cụm C-V trở lên, trong đó có một cụm C-V làm nòng cốt, các cụm C-V còn lại đóng vai trò làm thành phần trong câu.

VD: Gió / thổi tắt đèn
Nhà này sân / rất rộng
28
b) Chức năng: tùy thuộc vào tiểu cú (kết cấu C-V) giữ chức năng gì (CN,VN,TN,BN hay ĐN) mà nó sẽ được gọi theo chức năng ấy.

VD: “Tay / ôm chồng sách, Nam bước vào phòng.”
Câu phức trên có kết cấu C-V làm trạng ngữ.

CÂU PHỨC

CÂU PHỨC

29
c) Phân loại:
Câu phức thành phần chủ ngữ: có CN là 1 cụm C-V
VD: “Gió / thổi tắt đèn”
Câu phức thành phần vị ngữ: có VN là 1 cụm C-V
VD: “Chiếc ghế này bố / đóng.”
Câu phức thành phần trạng ngữ:có TN là 1cụm CV.
VD: “Vì trời / mưa, tôi nghỉ học”
30
Câu phức thành phần định ngữ: có ĐN là 1 cụm C-V.
VD: “ Quyển sách mà mẹ tôi tặng/ rất hay. (trong đó mẹ tôi là CN2, tặng VN2 bổ sung ý nghĩa cho DT quyển sách)
Câu phức thành phần bổ ngữ: có BN là 1cụmCV
VD: “Tôi đẩy bóng / lăn”
Câu phức thành phần giải thích .
VD: Đó là một căn phòng có hai cửa: một / cửa hướng Đông, một / cửa hướng Tây

CÂU PHỨC
31
CÂU GHÉP

32
CÂU GHÉP
Câu ghép là câu có hai nòng cốt câu trở lên. Dựa vào mối quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu (nòng cốt câu) và hình thức tổ chức của câu.
33
Ta có thể phân chia câu ghép thành 5 tiểu loại sau:

Câu ghép đẳng lập
Câu ghép chính phụ
Câu ghép hô ứng
Câu ghép chuỗi
Câu ghép hỗn hợp
CÂU GHÉP
3.1 Câu ghép đẳng lập
Đây là loại câu ghép có hai vế câu, giữa các vế câu có quan hệ ngang hàng, không lệ thuộc nhau. Các vế câu được liên kết bằng QHT đẳng lập, mối quan hệ giữa chúng thường lỏng lẻo.

VD: Anh ở lại hoặc tôi sẽ ở lại.
CÂU GHÉP
21
3.1.1 Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê
- Mỗi vế câu biểu thị những sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất cùng loại.
- Các vế câu được liên kết với nhau bằng QHT biểu thị quan hệ liên hợp, thường là từ và.

VD: Một người đàn và một người hát.
Mưa to và gió lớn.
* Phân loại:
CÂU GHÉP
22
3.1.2 Câu ghép đẳng lập có quan hệ tuyển lựa
- Mỗi vế câu biểu thị một khả năng của sự tình.
- Các vế câu được liên kết với nhau bằng QHT (hay, hoặc) biểu thị quan hệ lựa chọn giữa nhiều (thường là 2) khả năng khác nhau, không khả năng này thì khả năng kia, ít nhất có 1 khả năng thực hiện được.

VD: Mình đọc hay tôi đọc
CÂU GHÉP
23
3.1.3 Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối
- Các vế câu biểu thị sự tình tiếp nối theo trật tự tuyến tính, chúng được liên kế với nhau bằng quan hệ từ có ý nghĩa liệt kê (QHT và).

VD: Chiếc xe ấy dừng lại và chiếc khác lại đỗ ngay bên cạnh.
CÂU GHÉP
24
3.1.4 Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu
- Các vế câu biểu thị các sự tình tương phản, đối ứng nhau. Chúng được liên kết với nhau bằng QHT biểu thị quan hệ đối chiếu, tương phản (mà, nhưng, song).

VD: Nó không kêu mà tôi cũng không cản nó nữa.
CÂU GHÉP
25
3.2 Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ cũng có 2 vế câu như câu ghép đẳng lập nhưng các vế câu có quan hệ phụ thuộc và được liên kết với nhau bằng QHT chính phụ.

Vì vậy, mối quan hệ gữa các vế câu của loại câu ghép này thường chặt chẽ.
CÂU GHÉP
26
* Phân loại:
3.2.1 Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân quả
vì…nên…; bởi…nên…; bởi…vì…; cho…nên…; tại…nên…, v.v..
VD: - Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại.
 
Ta có thể mô hình hóa cấu trúc của câu ghép chỉ quan hệ nhân – quả như sau: Vì (do, bởi, tại, nhờ) X  (nên) Y.
VD: Vì trời mưa nên đường lầy lội.  Đường lầy lội vì trời mưa.
CÂU GHÉP
27
3.2.2 Câu ghép chính phụ có quan hệ điều kiện giả thiết – hệ quả
nếu…thì…; giá…thì…; v.v..

Có thể hình dung về kiểu câu này qua mô hình cấu trúc sau: Nếu, giá, giả sử X  (thì) Y

VD: Nếu trời mưa thì tôi xin đến chậm mươi phút

CÂU GHÉP
28
3.2.3 Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ- tương phản
tuy…nhưng…; mặc dù, dù,…

VD: Tuy bài hôm nay rất nhiều nhưng em vẫn làm xong sớm. 
CÂU GHÉP
29
3.2.4 Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ- tăng tiến
- Vế câu phụ biểu thị ý nhượng bộ có tổ hợp không những, không chỉ, chẳng những,… còn vế câu chính biểu thị ý nghĩa tăng tiến có tổ hợp mà còn.
- Có thể mô hình hóa cấu trúc của kiểu câu này như sau: Không những X  mà còn Y

VD: Hồng không những chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm.
CÂU GHÉP
30
3.2.5 Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích – sự kiện
Trong kiểu câu này, vế chính chỉ sự kiện, vế phụ chỉ mục đích của sự kiện.
Vế chỉ mục đích có thể đứng trước hoặc sau vế chỉ sự kiện, và được dẫn nhập bằng QHT chỉ mục đích như để, nhằm, để cho,…

VD: Để ba mẹ được vui, Nam đã cố gắng học thật giỏi.
CÂU GHÉP
31
3.3 Câu ghép hô ứng
- Câu ghép hô ứng (câu ghép qua lại) là câu ghép mà giữa 2 vế câu tồn tại kiểu quan hệ hô ứng.
- Mối quan hệ giữa các vế câu của câu ghép hô ứng rất chặt chẽ, ta không thể tách mỗi vế thành câu đơn.
- Đó có thề là các phụ từ: vừa…vừa; chưa…đã; mới…đã; càng…càng; …
- Đó có thề là các cặp đại từ: bao nhiêu…bấy nhiêu; nào…nấy; ai…nấy;…
VD: Rau nào sâu nấy.
CÂU GHÉP
32
3.4 Câu ghép chuỗi
- Là loại câu ghép có 2 vế câu trở lên, giữa các vế có quan hệ chuỗi ( theo kiểu liệt kê ).

- Giữa các vế câu của kiểu quan hệ này được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu chấm, hoặc dấu chấm phẩy.

- Không có QHT hoặc từ ngữ liên kết giữa các vế câu.
VD: Trời mưa, gió giật mạnh, cây cối ngã.
CÂU GHÉP
33
3.4 Câu ghép chuỗi
Phân loại:
- Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ bổ sung.
VD: Trời tạnh mưa, sao nhô lên dần..
- Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ điều kiện- hệ quả.
VD: Con không chăm chỉ học hành, con sẽ không lên lớp.
- Câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân.
VD: Trời mưa, cúp điện, nhà tối om.
- Câu ghép chính phụ chỉ nghịch đối.
VD: Tôi đói, tôi vẫn không ăn cơm.
CÂU GHÉP
34
3.4 Câu ghép hỗn hợp
Là câu ghép mà giữa các vế câu tạo thành nhiều bậc, giữa các vế câu có nhiều kiểu quan hệ ngữ pháp.

Vd: Tuy mẹ đã khuyên con chăm chỉ học hành (1) mà con không nghe(2) nên giờ con mới ở lại lớp.(3)
CÂU GHÉP
35
Phân loại câu theo mục đích nói
Câu trần thuật.
Câu nghi vấn (Có các từ nghi vấn: có…không, (làm) sao, hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Câu cảm thán (Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,…
Câu cầu khiến (Có những từ cầu khiếnnhư :hãy, đừng, chớ, nhé…đi , thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến)
49
50
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Mỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 45
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)