Tiếng Việt 11

Chia sẻ bởi Vũ Trung Kiên | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tiếng Việt 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

PGS. TS. HOÀNG DŨNG
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
VỀ PHẦN TIẾNG VIỆT
(SGK NGỮ VĂN 11 - NÂNG CAO)
I. NỘi DUNG PHẦN TIẾNG VIỆT
Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ Văn 11 – nâng cao theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm những nội dung sau:
Phong cách ngôn ngữ chính luận (1 tiết)
Phong cách ngôn ngữ báo chí (1 tiết)
Ngữ cảnh (2 tiết)
Nghĩa của câu (1 tiết)
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (1 tiết)
Đặc điểm loại hình tiếng Việt (2 tiết)
Các bài luyện tập (mỗi bài 1 tiết)
Về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Về hiện tượng tách từ
Về trường từ vựng và từ trái nghĩa
Về phong cách ngôn ngữ báo chí
Về tách câu
Về từ Hán Việt
Về nghĩa của câu
Về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu
Về câu nghi vấn tu từ
Về phong cách ngôn ngữ chính luận
Như thế:
Phần lý thuyết (1-6) chỉ chiếm 8 tiết. (Nhưng 1/3 số tiết đó dành cho phần luyện tập cuối mỗi bài).
Phần thực hành (7) chiếm 10 tiết.

Trên thực tế, phần thực hành lên
đến 70% thời lượng.



Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ Văn 11 – nâng cao rất coi trọng tính thực hành.
II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Về kết quả cần đạt
Mục Kết quả cần đạt của từng bài cụ thể thường có những nét riêng. Tuy nhiên, một cách tổng quát, tất cả đều thể hiện các mục tiêu chung như sau:
Củng cố những kiến thức đã được trang bị ở Tiểu học và Trung học cơ sở; cung cấp thêm những kiến thức mới để góp phần hoàn thiện vốn hiểu biết về Tiếng Việt mà một người có trình độ học vấn phổ thông cần phải có.
Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, giúp HS biết tự rèn luyện một cách chủ động và có cơ sở khoa học các kỹ năng sử dụng tiếng Việt; đặc biệt nâng cao năng lực viết văn và năng lực đọc-hiểu.
Góp sức trau dồi tình yêu tiếng Việt; có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo vệ và phát triển tiếng Việt.
Nhà trường phổ thông tuy cũng có nhiệm vụ cung cấp cho HS những hiểu biết khoa học về tiếng Việt nhưng nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện cho HS các kỹ năng trong việc sử dụng tiếng Việt văn hóa.
Trong sự rèn luyện ấy, cần nắm vững hai nguyên tắc, hai hướng ưu tiên:
Ưu tiên cho những kỹ năng thuộc kênh chữ (viết, đọc) hơn những kỹ năng thuộc kênh lời (nói, nghe);
Ưu tiên cho những kỹ năng chủ động – tích cực (viết, nói) hơn những kỹ năng thụ động – tiêu cực (đọc, nghe).
Những hướng ưu tiên đó
Có tác dụng chỉ đạo nghiêm ngặt đối với người biên soạn;
Có vai trò hướng dẫn đối với người dạy và người học.
2. Về nội dung các bài học
2.1. Các bài về phong cách ngôn ngữ
Trong SGK Ngữ Văn 11 – nâng cao có hai bài về phong cách ngôn ngữ (Phong cách ngôn ngữ chính luận và Phong cách ngôn ngữ báo chí).
Hai bài có cấu trúc giống nhau:
đều gồm hai phần
khái quát
cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ chính luận, xét về bản chất, là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ chính kiến, lập trường và tư tưởng chính trị.
Tuy nhiên trong thực tiễn, có rất nhiều lĩnh vực khác cũng cần trực tiếp bày tỏ quan điểm, thái độ.

Vì vậy, phong cách chính luận còn được vận dụng rộng rãi trong các văn bản nghị luận nói chung. Đây là lý do đã từng có sách gọi phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách ngôn ngữ nghị luận.
Báo chí ngày nay có nhiều loại:
báo viết
báo nói
báo hình
báo điện tử
Trong các loại báo đó, không phải bài nào cũng sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí. Tình hình đó đòi hỏi phải xác định rõ về cơ bản phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng trong văn bản nào.
Theo quan niệm được thừa nhận rộng rãi, phong cách ngôn ngữ báo chí là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản mang tính thông tin-sự kiện, như tin tức, phóng sự, quảng cáo.
Cần phân biệt báo với tạp chí.


Phong cách ngôn ngữ trên báo
là loại phong cách
có tính chất thông tin – sự kiện.
Phong cách ngôn ngữ trên tạp chí,
nhất là tạp chí chuyên ngành,
là loại phong cách khoa học.
2.2. Bài Ngữ cảnh
Đây là bài mới được đưa vào chương trình, không có trong SGK cải cách, cũng không có trong SGK Ngữ văn 11 thí điểm.
Ngữ cảnh bao gồm hai thành tố văn cảnh và hoàn cảnh giao tiếp.
Trong việc tạo lập văn bản, văn cảnh chi phối cách dùng từ, đặt câu; hoàn cảnh giao tiếp ảnh hưởng tới đặc trưng phong cách của văn bản.
Vd: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là trong lúc này.” (Phạm Văn Đồng)
Không thể thay “bầu trời bằng “nền” chẳng hạn.
Trong việc đọc hiểu văn bản, văn cảnh giúp xác định rõ từ ngữ được dùng; hoàn cảnh giao tiếp quy định cách hiểu ý nghĩa đích thực của câu.
Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối dạ anh
(Ca dao)

Mở đầu truyện Chí Phèo là câu “Hắn vừa đi vừa chửi.” Tại sao mới mở đầu mà lại dùng “hắn”?
2.3. Bài Nghĩa của câu
Đây cũng là một bài mới, không có trong SGK cải cách, cũng không có trong SGK Ngữ văn 11 thí điểm. Bài này được đưa vào chương trình là để thay cho bài Nghĩa hàm ẩn vốn có trong SGK Ngữ văn 12 thí điểm.
Nghĩa của câu là một lĩnh vực phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề. Chẳng hạn:
Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Vd.
(1) Đứa bé tát con mèo.
(2) Con mèo bị đứa bé tát.
Xét về giá trị chân ngụy, đây là hai câu đồng nghĩa tuy có khác biệt về cấu trúc thông tin.
Vai nghĩa.
Trong hai ví dụ trên, đứa bé đảm nhận vai người tác động trong khi con mèo là vật bị tác động, tuy con mèo ở ví dụ đầu là bổ ngữ, còn ở ví dụ sau, là chủ ngữ.
Nhưng SGK chỉ giới hạn xung quanh vấn đề nghĩa sự việc và nghĩa tình thái; đặc biệt tập trung vào loại nghĩa thứ hai do nghĩa tình thái phức tạp hơn và việc phân tích sâu nghĩa tình thái có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích và tạo lập câu.
Nghĩa sự việc là phần nội dung có được tính đồng nhất và bất biến qua nhiều cách diễn đạt có thể hết sức khác nhau.
Khi hiện thực hóa một nhận định tiềm năng (nói ra một câu), “thế giới khách quan” đã được sắp xếp lại theo cách tri giác của người nói, cái hình ảnh mà người nói dùng để truyền đạt sự tình cho người nghe một mặt được giản lược đi và mặt khác lại được trang trí thêm nhiều yếu tố chủ quan của người nói – nghĩa tình thái.
Nghĩa tình thái là thông tin đi kèm sự việc, là sự áp đặt nhận thức của người nói lên các nhân tố của sự việc.

Chẳng hạn, ta có ba "nhân tố" hay ba "chất liệu" của một nhận định tiềm năng là "nó", "đọc" và "thư".
Nếu ta hiện thực hoá một nhận định theo hướng nghĩa tình thái về khả năng xảy ra của sự việc, ta sẽ có câu: Nó có thể đọc thư.
Nếu ta thêm vào các chất liệu ấy một nghĩa tình thái phủ định, ta sẽ có câu: Nó không đọc thư.
Nếu ta thêm vào các chất liệu ấy một nghĩa tình thái chỉ sự việc có xảy ra, ta sẽ có câu: Nó đọc thư.
Như thế, không một câu nào không có nghĩa tình thái.
Đi sâu vào nghĩa tình thái, SGK tập trung quan tâm tới mấy loại:
nghĩa tình thái hướng về người đối thoại
nghĩa tình thái hướng về sự việc
nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra hay chưa xảy ra
nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lý
Lưu ý: Một câu thường có nhiều loại nghĩa tình thái đan xen. Chẳng hạn, trong câu Có lẽ tôi sẽ cần đến cuốn sách ấy có nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc lẫn nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy ra.








Vd: Trong Trời mưa mất!, mất phỏng đoán về một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra, tức thuộc loại nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.
Nhưng mất hàm ý đánh giá tiêu cực:
có thể nói Thế này thì tán gia bại sản mất.
chứ không thể nói Thế này thì giàu mất.

Cái hàm ý đó cũng là một nghĩa tình thái.
Những nghĩa tình thái đó chẳng qua là một số loại quan trọng, chứ không phải tất cả các nghĩa tình thái có thể có.
Cần chú ý thích đáng đến "kĩ thuật" chứng minh.
Ví dụ:
(a) Phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng […]
(b) Chỉ phải trả nghìn rưỡi phơ-răng […].
Dễ dàng khẳng định nghĩa tình thái của hai câu khác biệt ở chỗ giá nghìn rưỡi phơ-răng đối với người nói câu (1a) là cao, trong khi đối với người nói câu (1b) là thấp.
Chứng minh: xem xét khả năng kết hợp đắt quá hay rẻ quá.
câu (a) và rẻ quá vào sau câu (b), chứ không thể ngược lại.
chỉ có thể thêm “đắt quá” vào sau
Một ví dụ khác: chứng minh câu “Tôi liền gật đầu, chạy vút đi” có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra.
Không thể thêm vào, chẳng hạn, “nhưng nghĩ thế nào lại thôi".


Như thế, có thể chứng minh câu đang xét
là có một nghĩa tình thái nào đó bằng cách
cho thấy không thể gắn vào câu đó
một nhận định trái ngược.
Tình thái là nghĩa của câu. Nhưng về mặt ngữ pháp, nghĩa tình thái có thể biểu hiện bằng :
từ tình thái (à, ư,... ; chỉ, những,...)
động từ (cần, phải, nên,…)
phó từ (cũng, bèn, vẫn,…)
liên từ (nên, vì,…)
kiểu câu (câu trần thuật khẳng định, nếu không chứa những từ chỉ sự việc chưa xảy ra như toan, định, suýt,… thì chỉ sự việc đã xảy ra; câu cầu khiến chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí,…),…
Từ ngữ biểu đạt nghĩa tình thái có thể tác động đến:
cả câu (ví dụ : Hình như trời mưa)
hay vị ngữ (Anh nên về)
hoặc chỉ một bộ phận của vị ngữ (Việc ấy phiền lụy đến cả ông)
2.4. Bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Cơ sở lý luận của bài này là học thuyết về sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói của Ferdinand de Saussure (1857-1913).
Lời nói bao giờ cũng mang dấu ấn cá nhân, là kết quả sáng tạo của cá nhân, là nơi thử nghiệm, xác lập những nhân tố mới. Những nhân tố mới này được củng cố qua thời gian, góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ chung.
Vd: “Nụ cười” và “suối khô dòng lệ” đều là ẩn dụ, nhưng “nụ cười” là ngôn ngữ, mà “suối khô dòng lệ” là lời nói.
Trong văn chương nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của nhà văn là rất rõ nét và có ý nghĩa rất to lớn. Cho nên, phân tích cái hay của ngôn ngữ văn chương là phải phân tích cái dấu ấn cá nhân đó.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Nguyễn Khoa Điềm
2.5. Bài đặc điểm loại hình Tiếng Việt
Ngôn ngữ có thể phân loại theo quan hệ họ hàng hay theo những đặc điểm nội tại của chúng. Cách thứ hai được gọi là phân loại theo loại hình.
Phân loại theo loại hình cũng có nhiều góc độ.
Chẳng hạn, nếu căn cứ vào trật tự của chủ ngữ (S), bổ ngữ (O) và động từ (V), thì các tiếng Việt, Hán, Thái, Anh, Tây Ban Nha, Ý,... thuộc vào loại SVO, trong khi các tiếng Mi-an-ma, Nhật, Hàn,... thuộc vào loại SOV.
căn cứ vào sự kiện từ có biến đổi hình thái hay không để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, tương quan giữa dạng thức với ý nghĩa ngữ pháp, v.v., thì tiếng Việt thuộc loại không biến hình hay đơn lập.
Phân tích ngôn ngữ thành những đơn vị ngày càng nhỏ hơn, người ta sẽ đi đến một đơn vị nhỏ nhất mà vẫn có nghĩa, đấy là đơn vị ngữ pháp cơ bản, sách ngữ pháp thường gọi là hình vị.
Trong tiếng Việt, như SGK đã nói rõ, đơn vị ngữ pháp cơ bản ấy thường có hình thức là một âm tiết, với ranh giới dứt khoát.
Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị có thể nhỏ hơn một âm tiết, lớn hơn một âm tiết hay bằng một âm tiết, nhưng ngay cả khi bằng một âm tiết, đấy chỉ là hiện tượng tạm thời. Hiện tượng đọc nối sẽ làm ranh giới âm tiết bị “xô lệch” so với ranh giới hình vị.





first
of
all
Như thế, cubanize “Cuba hóa” đồng âm với Cuban eyes “những đôi mắt Cuba”; a name “tên gọi” đồng âm với an aim “mục đích”.
So sánh với tiếng Việt: xem ô tô ≠ xe mô tô; phát hành ≠ phá thành.
Như thế, khác với tiếng Việt, trong các ngôn ngữ biến hình sự chia cắt lời nói theo âm tiết và theo hình vị tỏ ra không liên quan gì đến nhau.
Vì thế, trong tiếng Việt, âm tiết có một cương vị ngôn ngữ học rất lớn, Nó là đơn vị cấu tạo từ. Nó là cơ sở để giải thích những hiện tượng như:
Cái cảm thức phân biệt “tiếng Việt/không phải tiếng Việt” trong các từ mượn: vd. tem (< timbre), xăng (< essence), kem (< crème), xi (< cire), săm (< chambre (à air), lốp (< enveloppe)… / a-xít (< acide), boóc-đô (< bordeaux), pê-ni-xi-lin (< pénicilline)
Việc dùng khoảng trống để phân biệt âm tiết (so sánh blackboard với black board)
Cái thói quen đếm độ dài văn bản bằng âm tiết (so sánh tiếng Anh: a = internationality)
Cơ sở âm tiết của các thể thơ (lục bát, song thất lục bát, thất ngôn,...)
Thiên hướng nói lái của người Việt (so sánh hiện tượng spoonerism trong tiếng Anh, chẳng hạn "You are all tons of soil“ (Các bạn là hàng tấn đất) và "You are all sons of toil” (Các bạn đều là những người lao động vất vả))
Xu hướng gán nghĩa cho những âm tiết vốn không có nghĩa (chơi chữ, nhầm nghĩa, nói tắt/không nói tắt)
Không dùng sự biến đổi hình thái để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, thì bù lại, tiếng Việt đẩy mạnh việc sử dụng trật tự từ. Như thế, vai trò quan trọng của trật tự từ là một vấn đề có ý nghĩa loại hình học.
Điều đó không có nghĩa các ngôn ngữ thuộc loại hình phi đơn lập không sử dụng trật tự từ, nhưng có thể nói ngôn ngữ càng đẩy mạnh việc biến đổi hình thái thì trật tự từ càng mất đi tầm quan trọng.
Cần lưu ý rằng không phải bao giờ thay đổi trật tự từ cũng dẫn đến sự thay đổi về quan hệ ngữ pháp hay về thông tin cơ bản của câu; nhưng ngay trong trường hợp này, so với trật tự từ thông thường, bao giờ cũng có cái thường được gọi là "thông tin bổ sung".
Trong văn chương, nhất là thơ, để đạt hiệu quả cần thiết, nhiều tác giả không ngần ngại vi phạm trật tự từ.
Tản Đà vẫn viết: Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Nguyễn Du vẫn viết: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
Chú ý: Khi dạy bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt, cần khai thác hai bài luyện tập về hiện tượng tách từ (tập 1) và về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu (tập 2) đã dạy trước đó.
Bên cạnh việc sử dụng trật tự từ, tiếng Việt còn sử dụng hư từ. Như thế, đây cũng là một vấn đề có ý nghĩa loại hình học.
Một cách tổng quát, có thể cho hư từ là từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực. Thuộc vào hư từ là những từ loại như:
liên từ (và, với,...),
giới từ (của, trong,...),
tình thái từ (à, ư,... ; chỉ, những,...),...
Cần lưu ý là nhiều hư từ vốn bắt nguồn từ thực từ và cùng tồn tại song hành với thực từ ấy. Điều này gây khó khăn trong việc nhận diện hư từ.
Lấy cho1 tôi cuốn sách ấy và Anh cho2 nó cuốn sách.
Xin chị đi1 đi2 !
Số tiền ấy không khéo mất1 mất2 !
Mặt khác, cũng nên lưu ý hiện tượng một hư từ có thể có nhiều cách dùng.
So sánh: Những người bạc ác tinh ma và Đi đâu mà quần áo những bùn là bùn.
2.6. Về các bài luyện tập
Ba bài (về phong cách ngôn ngữ chính luận, Về phong cách ngôn ngữ báo chí, về nghĩa của câu, về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân) là sự tiếp tục thực hành đối với những bài học lý thuyết tương ứng.
Năm bài (về hiện tượng tách từ, về trường từ vựng và từ trái nghĩa, về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu, về tách câu, về câu nghi vấn tu từ) là sự tiếp tục thực hành đối với một số vấn đề lý thuyết vốn đã được học ở THCS, nay cần được củng cố và nâng cao, do tác dụng thiết thực của chúng.
Bài luyện tập về tách câu được thiết kế là nhằm giúp HS:
Phân biệt được hiện tượng tách câu với lỗi viết câu thiếu thành phần nòng cốt.
Biết vận dụng hiểu biết về hiện tượng tách câu vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
Những bài này đáp ứng thiết thực những đòi hỏi của sự tích hợp ba phần Tiếng Việt, Làm văn và Văn học trong chương trình môn Ngữ văn.

Cần lưu ý đến hai bài luyện tập còn lại.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn có ghi nội dung giảng dạy về từ Hán Việt. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - nâng cao thực hiện nội dung đó bằng một bài luyện tập.
Xử lý như vậy là bởi vì ở THCS, học sinh đã được học khá nhiều và có hệ thống về từ Hán Việt.
Học thêm từ Hán Việt ở THPT cốt là để trau dồi cho học sinh ý thức thường xuyên rèn luyện về nghĩa và cách dùng lớp từ đặc biệt này.
Trong bài luyện tập, có yêu cầu học sinh phải tra từ điển về một số trường hợp. Đối với một số địa phương vùng sâu vùng xa, yêu cầu đó có thể khó đáp ứng, do không có loại sách công cụ ấy.
Tuy nhiên, rất cần thiết để cho học sinh thấy rằng khi học bản ngữ cũng phải biết tra cứu các sách công cụ như khi học ngoại ngữ.
Các bài luyện tập (và phần luyện tập cuối mỗi bài lý thuyết) được thiết kế thành 6 loại chính:
Nhận diện các trường hợp theo lý thuyết đã học;
Nhận diện câu đúng/sai;
Đặt câu;
Khái quát để quy loại;
So sánh để thấy sự khác biệt;
Mở rộng: tìm những trường hợp tương tự.
Xin cảm ơn đã lắng nghe!
3. Về phương pháp dạy học
3.1 Sử dụng đồng bộ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập
Sử dụng đồng bộ sách giáo khoa, sách giáo viên và sách bài tập là một đòi hỏi nghiêm túc.
Sách giáo khoa chứa đựng những nội dung cơ bản nhất. Sách giáo khoa là tài liệu tham khảo có tính chất công cụ, cung cấp thêm cho giáo viên những hiểu biết cần thiết khi triển khai giảng dạy những nội dung tương ứng trong sách giáo khoa.
Mỗi bài trong sách giáo viên thường đề cập tới ba phương diện:
Bổ sung kiến thức: nói rõ giải pháp lựa chọn kiến thức được đưa vào sách giáo khoa, hoặc mở rộng, nâng cao những kiến thức ấy.
Gợi ý tiến trình lên lớp từng bài.
Hướng dẫn trả lời tất cả các câu hỏi hoặc cách giải tất cả các bài tập có trong SGK.
Sách bài tập cũng là một tài liệu cần thiết phải tham khảo đầy đủ. Sách bài tập đưa thêm một số lượng khá lớn những bài tập không có trong SGK, những bài tập này lại được gợi ý cách giải khá chi tiết.

Do vậy, sách bài tập chắc chắn góp phần mở rộng phạm vi bao quát của giáo viên, đáp ứng thiết thực cho yêu cầu dạy những bài tương ứng trong SGK.
3.2. Đáp ứng những đổi mới của môn Ngữ văn
Phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 - Nâng cao quán triệt tinh thần đổi mới chung của môn Ngữ văn ở THPT, với những điểm chính dưới đây:
Thống nhất về mục tiêu: Mỗi phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong môn Ngữ văn có những mục tiêu cụ thể riêng, nhưng vẫn có thể khái quát thành mục tiêu chung là củng cố, nâng cao và hoàn thiện năng lực ngữ văn của học sinh.
Năng lực ngữ văn ấy có thể có nhiều cách thể hiện, phong phú và đa dạng, nhưng tập trung hơn cả là ở bài viết của học sinh.

Thông qua bài viết, có thể đánh giá được kết quả của việc dạng ngữ văn trong nhà trường. Đây chính là sự thể hiện tính tích hợp của môn học Ngữ văn.

b. Gắn với đời sống: Yêu cầu này cần được quán xuyến trong từng bài học. Chẳng hạn:
học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, học sinh phải biết cách đọc đầu đề một bài báo rồi dự đoán nội dung bài báo đó để quyết định có nên đọc kỹ cả bài báo hay không;
dạy bài luyện tập về tránh một số cách diễn đạt thiếu trong sáng thường gặp, cần khuyến khích học sinh có tinh thần phê phán về mặt sử dụng tiếng Việt khi đọc sách, đọc báo, đọc các bài viết của người khác và của chính bản thân mình.
c. Tăng cường thực hành: Phần tiếng Việt vốn đã coi trọng nội dung thực hành (luyện tập), dành cho nội dung này một tỷ lệ thời lượng khá cao.
Từ nội dung thực hành có trong mỗi bài của SGK, học sinh cần biết tìm và xử lý những trường hợp tương tự về tiếng Việt ở ngoài sách, trong cuộc sống.
Hơn nữa, thực hành còn đòi hỏi phải biết vận dụng kiến thức được trang bị về tiếng Việt vào việc đọc - hiểu các loại văn bản, vào việc viết các loại văn bản.
d. Khuyến khích tự học: Cụm từ “dạy học” có một nghĩa rất đáng lưu ý, đó là dạy cho người ta học, tức là dạy cách học. Dạy cách học chính là dạy để người học biết tự học.
Cần làm cho học sinh xem mỗi bài tiếng Việt trong SGK là một văn bản đọc - hiểu, như vậy học sinh phải biết lập lại dàn ý của bài, từ đó hiểu được luận điểm, luận cứ… trong bài.
Mỗi hiện tượng ngôn ngữ, mỗi ngữ liệu được dẫn ra trong các bài luyện tập đều tồn tại trong thực tế tiếng Việt, đều tiềm ẩn trong bộ nhớ của mỗi người.
Phải làm cho học sinh biết tự suy nghĩ để cho cái tiếm ẩn thành cái hiện thực, cái được nhận thức.
Phải giúp học sinh biết tự đánh giá bài viết của mình theo những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt, biết phát hiện và sửa chữa những lỗi mắc phải trong bài viết…
Xin cảm ơn đã lắng nghe!
I. NỘi DUNG PHẦN TIẾNG VIỆT
Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ Văn 11 – nâng cao theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm những nội dung sau:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)