Tiến Việt

Chia sẻ bởi Hà Công Chính | Ngày 21/10/2018 | 58

Chia sẻ tài liệu: Tiến Việt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nghĩa hàm ẩn
Nguyễn Thị Mỹ Hương
THPT Ngô Quyền
Ví dụ 1
Biết con đang nấu cơm, bà mẹ hỏi rằng :”Nấu cơm hay nấu cháo đấy?”
Nghĩa tường minh : hỏi sự việc nấu cơm hay nấu cháo
Có ý chê con nấu cơm quá nhiều nước
Điều bà mẹ muốn nói là nghĩa hàm ẩn của phát ngôn
Ví dụ 2
Thấy con gái đi chơi về muộn, mẹ hỏi: “Mấy giờ rồi con?”
Nghĩa tường minh : hỏi giờ
Dựa vào tình huống  ý mẹ :
Sao đến giờ này mới về ?
Trách con ham chơi , về trễ
Từ 2 ví dụ trên, em hãy cho biết nghĩa hàm ẩn khác với nghĩa tường minh về cách thức thể hiện và cách thức lãnh hội như thế nào?
I. Khái niệm
Nghĩa hàm ẩn là nghĩa không lộ ra ngay trên câu chữ mà là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh bởi một căn cứ nào đấy.
Căn cứ đó là tình huống phát ngôn, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và qui tắc suy nghĩ hợp logic.
Phát ngôn 1 : Goethe là người ngớ ngẩn
Phát ngôn 2 : Ông mới đích thực là người ngớ ngẩn
Tôi không nhường đường cho một người ngớ ngẩn
Còn tôi thì xin nhường!
II. Phân tích nghĩa hàm ẩn
Tình huống phát ngôn :
Thời gian, không gian trao đổi
Đề tài trao đổi và diễn tiến của sự trao đổi
Hai phía nói-nghe
VD : Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ giếng cạn
Tiếc hoài sợi dây
(Ca dao)
VD :Hà đên chơi nhà Quang. Hôm ấy thời tiết rất nóng, Hà hỏi :”Bộ nhà cậu cúp điện à?”
II. Phân tích nghĩa hàm ẩn
Tình huống phát ngôn :
Các tình huống cụ thể có khả năng có nghĩa hàm ẩn :
Cố ý nói ra ngoài đề tài
Lảng tránh trả lời trực tiếp câu hỏi
Biết nhưng vẫn hỏi khác đi

Cách thức sử dụng câu chữ và qui tắc suy nghĩ hợp logic
a. “A không hơn gì B” :
VD1 : Long học không hơn gì Thảo
b. “A không kém gì B” :
VD2 : Phú hát không kém gì Nhân

Cách thức sử dụng câu chữ và qui tắc suy nghĩ hợp logic
c. “A nhưng B” :
VD1 : “Ngôi nhà ấy xa nhưng tiện đường”
Nghĩa tường minh : “xa” đối lập “tiện đường”
Nghĩa hàm ẩn : nhấn mạnh vế sau (ưng “tiện đường” hơn “xa”)
VD2 : “Ngôi nhà ấy tiện đường nhưng xa”
Nghĩa tường minh : “xa” đối lập “tiện đường”
Nghĩa hàm ẩn : nhấn mạnh vế sau (chê “xa” hơn là ưng “tiện đường”)

d. “A thì B” : A chỉ điều kiện, B chỉ kết quả
VD : Nam mà chăm học thì không đến nỗi thi trượt
Nghĩa hàm ẩn : Nam thi trượt vì lười học
Nói vậy chứ không phải vậy !!!
Luyện tập
Phân tích nghĩa hàm ẩn trong các phát ngôn sau đây :
1. Nhà em cách bốn ngọn đồi
Cách ba con suối, cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, xin đừng yêu em.
(“Xa cách” - Nguyễn Bính)
Luyện tập

2. Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
(Ca dao)

3. Nếu 2+2 = 4 thì anh vô tội
Nếu anh vô tội thì chạch đẻ ngọn đa
Củng cố
Thế nào là nghĩa hàm ẩn ?
Nêu các căn cứ để suy ra được nghĩa hàm ẩn?
Bài tập về nhà
Phân tích nghĩa hàm ẩn trong các phát ngôn sau đây:
Xin nước lạnh (SGK trang 81)
Nhiều anh trai làng thấy cô có sắc lại có vốn, muốn hỏi cô làm vợ để được cưới cả cô lẫn cái vốn của cô
(Nam Cao)
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
(Ca dao)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Công Chính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)