Tiền tệ

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh Phương | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tiền tệ thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Chủ Đề : Sự chuyển hóa tiền tệ, hàng hóa, sức lao động và mối quan hệ giữa giá trị sức lao động với tiền công trong Chủ nghĩa tư bản.
I. Công thức chung của tư bản
II. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
1. Bản chất kinh tế của tiền công
III. Hàng hóa sức lao động
IV. Mối quan hệ giữa giá trị sức lao động với tiền công trong Chủ nghĩa tư bản
1. Điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
2. Các hình thức cơ bản của tiền công
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
Bản thân tiền không phải là tư bản.
Tiền chỉ biến thành tư bản khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
I. Công thức chung của tư bản
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn : H - T – H.
Trong lưu thông của tư bản : T - H - T’.


Giống nhau :
Đều được cấu thành bởi hai yếu tố là hàng và tiền.
Chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán.
H - T - H
- Bán (H - T) => mua (T - H)
- Tiền là trung gian
- Xuất phát và kết thúc đều là hàng
- Mục đích : giá trị sử dụng

- Vận động kết thúc ở giai đoạn thứ hai (có giới hạn)
T - H - T’
- Mua (T - H) => bán (H - T’)
- Hàng là trung gian
- Xuất phát và kết thúc đều là tiền
- Mục đích : giá trị và giá trị tăng thêm
Vận động không có giới hạn
T’=T+m (m giá trị thặng dư)
Khác nhau :
II. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Về lưu thông, các hành vi mua bán không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Trao đổi ngang giá :
Thay đổi hình thái giá trị từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền.
Tổng giá trị giữa hai bên không thay đổi.
Cả hai bên đều có lợi về mặt giá trị sử dụng.
Trao đổi không ngang giá :
Bán hàng hóa cao hơn giá trị.
Mua hàng hóa rẻ hơn giá trị.
Nhờ mánh khóe, thủ đoạn kinh doanh mua rẻ bán đắt.
Ngoài lưu thông :
Giá trị của hàng hóa không thay đổi khi nó được cất giữ.
Tạo thêm giá trị mới cho hàng hóa thông qua lao động.

Ví dụ : Vải mua với giá 10 đồng, khi người thợ may sử dụng sức lao động của mình để may thành áo bán với giá 15 đồng. Vậy 5 đồng mới sinh ra đó là giá trị mới của hàng hóa được tạo ra thông qua quá trình lao động.

 Như vậy, giá trị thặng dư vừa được sinh ra trong quá trình lưu thông vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu thông.
III. Hàng hóa sức lao động
 Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được đem ra vận dụng vào quá trình lao động sản xuất.
 Sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị.
1. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
 Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi người lao động đó :
- Được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định.
- Bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và trở thành người vô sản, họ không có khả năng bán gì khác ngoài sức lao động của mình.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động : do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.
Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết.
Bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử.

Ví dụ : Ở thế kỉ trước, con người chỉ cần có đủ ăn đủ mặc nên giá trị của sức lao động cũng chỉ vừa đủ để đáp ứng những nhu cầu đó. Nhưng trong thời kì công nghiệp hóa hiện nay, ngoài nhu cầu đủ ăn đủ mặc thì họ còn đòi hỏi phải ăn ngon mặc đẹp các nhu cầu ngày càng cao nên giá trị của sức lao động cũng tăng theo.
Cơ cấu giá trị của hàng hóa sức lao động.
• Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho công nhân.
• Những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.
Chi phí đào tạo công nhân.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động :
Thể hiện trong quá trình lao động của người công nhân.
Nguồn gốc sinh ra giá trị.


Ví dụ: Chủ tư bản mua sợi về dệt vải với giá là 10 đồng. Thuê người công nhân dệt thành vải thì chủ tư bản bán được với giá 15 đồng. Trong 5 đồng tăng thêm chủ tư bản dùng 2 đồng để trả công cho người công nhân (giá cả của sức lao động), 3 đồng còn lại là giá trị mới mà sức lao động của người công nhân đã tạo ra.
IV. Mối quan hệ giữa giá trị sức lao động với tiền công trong Chủ nghĩa tư bản
1. Bản chất kinh tế của tiền công
Mác là người đã nêu và phân tích khái niệm “tiền công lao động”.
Tiền công lao động hay tiền công là khái niệm của kinh tế chính trị Mác-Lênin, biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động và là giá cả của hàng hóa sức lao động.

Theo Mác, trong xã hội tư bản, người ta có thể dễ có sự lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động vì nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó và tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng...), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được.
Tuy nhiên, cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động. Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải hàng hóa.
Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.

Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.
2. Các hình thái của tiền công
Tiền công có hai hình thức cơ bản là : tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm.
Tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công danh nghĩa : nhận được do bán sức lao động.
Tiền công thực tế = số lượng hàng hóa và dịch vụ mua
được bằng tiền công danh nghĩa.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường.
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động.
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng, xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy.
Vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.
Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công như :
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công.
THE END!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)