Tiến sĩ Trịnh Hoài Đức (1765-1825)
Chia sẻ bởi Lê Xuân Long |
Ngày 10/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Tiến sĩ Trịnh Hoài Đức (1765-1825) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tiến sĩ Trịnh Hoài Đức (1765-1825)
VN Times -
Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Ông còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai. Tổ tiên ông là người Phúc Kiến, Trung Hoa, nối đời làm quan đến đời ông nội Trịnh Hoài Đức. Nhà Mãn Thanh nổi lên thay nhà Minh, vì bất hợp tác với tân triều, gia đình ông sang cư ngụ ở Việt Nam. Thân sinh Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh. Ông nổi tiếng ham học, giỏi về thư pháp và có tiếng là cao cờ. Trịnh Khánh kết duyên với cô gái người Việt.
Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Ông còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai. Tổ tiên ông là người Phúc Kiến, Trung Hoa, nối đời làm quan đến đời ông nội Trịnh Hoài Đức. Nhà Mãn Thanh nổi lên thay nhà Minh, vì bất hợp tác với tân triều, gia đình ông sang cư ngụ ở Việt Nam. Thân sinh Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh. Ông nổi tiếng ham học, giỏi về thư pháp và có tiếng là cao cờ. Trịnh Khánh kết duyên với cô gái người Việt.
Trịnh Hoài Đức mồ côi cha từ khi 10 tuổi. Để tránh loạn lạc, mẹ ông từ Qui Nhơn dời nhà đến vùng Phiên Trấn lập nghiệp. Tại đây, Trịnh Hoài Đức được mẹ cho đến thụ giáo thầy Võ Tường Toản, một nhà nho thuần hậu, đạo cao đức trọng nổi tiếng thời bấy giờ. Trịnh Hoài Đức chăm học, kết bạn với Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh. Cả ba người sau này trở thành những vì sao lấp lánh trời Nam, được mệnh danh là Gia Định Tam gia. Năm 1788, Nguyễn Ánh mở khoa thi ở Gia Định, cả ba ông ra ứng thí và đỗ đạt.
Trịnh Hoài Đức được bổ nhiệm và lần lượt giữ chức Hàn Lâm viện Chế cáo, Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Năm 1793, ông được sung chức Thị giảng Đông cung (Hoàng tử Cảnh) và dần được thăng lên Tham tri Hộ bộ, coi việc quân lương. Vào năm 1802, Trịnh Hoài Đức được thăng Thượng thư Hộ bộ cùng Ngô Nhơn Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn đi sứ Trung Hoa. Năm 1805, Trịnh Hoài Đức nhậm chức Hiệp lưu trấn Gia Định rồi Hiệp tổng trấn vào năm 1808. Tháng 12 năm 1813, Trịnh Hoài Đức từ cương vị Thượng thư Lễ bộ được thăng làm Thượng thư Lại bộ. Năm 1816, Trịnh Hoài Đức lại được giữ chức Hiệp tổng trấn Gia Định. Khi Nguyễn Ánh mất, Minh Mạng lên thay vào năm 1820, Trịnh Hoài Đức được vua triệu về kinh phong làm Phó Tổng tài ở Quốc sử quán, rồi thăng Hiệp biện Đại học sĩ, trật Tòng nhất phẩm, lãnh Thượng thư Lại bộ, kiêm lãnh Thượng thư Binh bộ. Trịnh Hoài Đức với kiến thức sâu rộng, đức độ khiến kẻ sĩ ngưỡng mộ được cử làm chủ khảo nhiều kỳ thi do triều đình mở.
Trịnh Hoài Đức sau 40 năm làm quan được xem như bậc khai quốc công thần, tước lộc đứng đầu triều đình nhưng quen cảnh sống thanh bạch, kiệm ước, gần cuối đời cũng không có ngôi nhà riêng. Đến năm 1823, Trịnh Hoài Đức vì tuổi già, lâm bệnh, dâng biểu xin nghỉ việc. Vua Minh Mạng lệnh cho trích kho 2000 quan tiền và gỗ, gạch, ngói làm nhà, đồng thời ban sâm quế cho Trịnh Hoài Đức để nghỉ ngơi, điều trị bệnh. Mùa thu năm 1824, Trịnh Hoài Đức được vua Minh Mạng sung chức Tổng tài biên sửa Nguyễn Triều Ngọc Điệp và Tôn Phả, rồi kiêm lãnh công việc nhà Thương bạc. Con đường thăng tiến của Trịnh Hoài Đức một mặt thể hiện sự sủng ái của vua, tín nhiệm của triều đình đồng thời nói lên tài năng và nhân cách của ông trong thời bấy giờ.
Mùa xuân năm 1825, sau một thời gian lâm bệnh, Trịnh Hoài Đức mất, thọ 61 tuổi. Vua Minh Mạng thương tiếc, sai nghỉ triều ba ngày, truy tặng ông chức Thiếu bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ, ban tên thụy là Văn Khác; phái hoàng thân Miên Hoằng thân hành tế lễ và đưa linh cữu Trịnh Hoài Đức về Nam theo nguyện vọng của ông. Linh cữu của Trịnh Hoài Đức về đến Phiên Trấn, Tổng trấn Lê Văn Duyệt thân hành phúng viếng rồi hộ linh cữu ôngvề chôn cất nơi quê mẹ là làng Bình Trước, Biên Hoà.
Lăng mộ Trịnh Hoài Đức nằm ở địa phận phường Trung Dũng, thành phố Biên Hoà. Người dân địa phương quen gọi là “lăng Ông”. Từ bùng binh Biên Hùng của trung tâm thành phố Biên Hoà, theo Quốc lộ I, hướng đông bắc khoảng 300 mét, rẽ vào hẻm 39 (còn gọi là hẻm Đường Rầy –trước đây, một nhánh của tuyến đường từ ga thẳng đến sân bay Biên Hoà) ta sẽ đến được di tích. Nằm trong khu vực của khu phố 3, phường Trung Dũng có rất nhiều ngôi mộ cổ
VN Times -
Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Ông còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai. Tổ tiên ông là người Phúc Kiến, Trung Hoa, nối đời làm quan đến đời ông nội Trịnh Hoài Đức. Nhà Mãn Thanh nổi lên thay nhà Minh, vì bất hợp tác với tân triều, gia đình ông sang cư ngụ ở Việt Nam. Thân sinh Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh. Ông nổi tiếng ham học, giỏi về thư pháp và có tiếng là cao cờ. Trịnh Khánh kết duyên với cô gái người Việt.
Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Ông còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai. Tổ tiên ông là người Phúc Kiến, Trung Hoa, nối đời làm quan đến đời ông nội Trịnh Hoài Đức. Nhà Mãn Thanh nổi lên thay nhà Minh, vì bất hợp tác với tân triều, gia đình ông sang cư ngụ ở Việt Nam. Thân sinh Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh. Ông nổi tiếng ham học, giỏi về thư pháp và có tiếng là cao cờ. Trịnh Khánh kết duyên với cô gái người Việt.
Trịnh Hoài Đức mồ côi cha từ khi 10 tuổi. Để tránh loạn lạc, mẹ ông từ Qui Nhơn dời nhà đến vùng Phiên Trấn lập nghiệp. Tại đây, Trịnh Hoài Đức được mẹ cho đến thụ giáo thầy Võ Tường Toản, một nhà nho thuần hậu, đạo cao đức trọng nổi tiếng thời bấy giờ. Trịnh Hoài Đức chăm học, kết bạn với Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh. Cả ba người sau này trở thành những vì sao lấp lánh trời Nam, được mệnh danh là Gia Định Tam gia. Năm 1788, Nguyễn Ánh mở khoa thi ở Gia Định, cả ba ông ra ứng thí và đỗ đạt.
Trịnh Hoài Đức được bổ nhiệm và lần lượt giữ chức Hàn Lâm viện Chế cáo, Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Năm 1793, ông được sung chức Thị giảng Đông cung (Hoàng tử Cảnh) và dần được thăng lên Tham tri Hộ bộ, coi việc quân lương. Vào năm 1802, Trịnh Hoài Đức được thăng Thượng thư Hộ bộ cùng Ngô Nhơn Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn đi sứ Trung Hoa. Năm 1805, Trịnh Hoài Đức nhậm chức Hiệp lưu trấn Gia Định rồi Hiệp tổng trấn vào năm 1808. Tháng 12 năm 1813, Trịnh Hoài Đức từ cương vị Thượng thư Lễ bộ được thăng làm Thượng thư Lại bộ. Năm 1816, Trịnh Hoài Đức lại được giữ chức Hiệp tổng trấn Gia Định. Khi Nguyễn Ánh mất, Minh Mạng lên thay vào năm 1820, Trịnh Hoài Đức được vua triệu về kinh phong làm Phó Tổng tài ở Quốc sử quán, rồi thăng Hiệp biện Đại học sĩ, trật Tòng nhất phẩm, lãnh Thượng thư Lại bộ, kiêm lãnh Thượng thư Binh bộ. Trịnh Hoài Đức với kiến thức sâu rộng, đức độ khiến kẻ sĩ ngưỡng mộ được cử làm chủ khảo nhiều kỳ thi do triều đình mở.
Trịnh Hoài Đức sau 40 năm làm quan được xem như bậc khai quốc công thần, tước lộc đứng đầu triều đình nhưng quen cảnh sống thanh bạch, kiệm ước, gần cuối đời cũng không có ngôi nhà riêng. Đến năm 1823, Trịnh Hoài Đức vì tuổi già, lâm bệnh, dâng biểu xin nghỉ việc. Vua Minh Mạng lệnh cho trích kho 2000 quan tiền và gỗ, gạch, ngói làm nhà, đồng thời ban sâm quế cho Trịnh Hoài Đức để nghỉ ngơi, điều trị bệnh. Mùa thu năm 1824, Trịnh Hoài Đức được vua Minh Mạng sung chức Tổng tài biên sửa Nguyễn Triều Ngọc Điệp và Tôn Phả, rồi kiêm lãnh công việc nhà Thương bạc. Con đường thăng tiến của Trịnh Hoài Đức một mặt thể hiện sự sủng ái của vua, tín nhiệm của triều đình đồng thời nói lên tài năng và nhân cách của ông trong thời bấy giờ.
Mùa xuân năm 1825, sau một thời gian lâm bệnh, Trịnh Hoài Đức mất, thọ 61 tuổi. Vua Minh Mạng thương tiếc, sai nghỉ triều ba ngày, truy tặng ông chức Thiếu bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ, ban tên thụy là Văn Khác; phái hoàng thân Miên Hoằng thân hành tế lễ và đưa linh cữu Trịnh Hoài Đức về Nam theo nguyện vọng của ông. Linh cữu của Trịnh Hoài Đức về đến Phiên Trấn, Tổng trấn Lê Văn Duyệt thân hành phúng viếng rồi hộ linh cữu ôngvề chôn cất nơi quê mẹ là làng Bình Trước, Biên Hoà.
Lăng mộ Trịnh Hoài Đức nằm ở địa phận phường Trung Dũng, thành phố Biên Hoà. Người dân địa phương quen gọi là “lăng Ông”. Từ bùng binh Biên Hùng của trung tâm thành phố Biên Hoà, theo Quốc lộ I, hướng đông bắc khoảng 300 mét, rẽ vào hẻm 39 (còn gọi là hẻm Đường Rầy –trước đây, một nhánh của tuyến đường từ ga thẳng đến sân bay Biên Hoà) ta sẽ đến được di tích. Nằm trong khu vực của khu phố 3, phường Trung Dũng có rất nhiều ngôi mộ cổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)