Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình

Chia sẻ bởi Tôn Nữ Bích Vân | Ngày 02/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tôn Nữ Bích Vân - Trường THCS Nguyễn Khuyến, TP Đà Nẵng
Nhà Toán học
Trang bìa: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
LÊ BÁ KHÁNH TRÌNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐÀ NẴNG Giáo viên thực hiện:Tôn Nữ Bích Vân NHÀ TOÁN HỌC VIỆT NAM Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Lê Bá Khánh Trình là một trong 4 học sinh Việt Nam được chọn đi thi toán quốc tế ở Luân Đôn năm 1979, khi đó anh là học sinh tại lớp chuyên toán trường Quốc học Huế. Lê Bá Khánh Trình và đội tuyển đi thi Toán quốc tế Bài thi Toán quốc tế của Lê Bá Khánh Trình Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Anh đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 42/42 đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kì thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kì thi Toán Quốc tế tính đến nay. Lê Bá Khánh Trình khi còn là học sinh Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Đường đến với toán học Lê Bá Khánh Trình sinh ra ở Huế trong một gia đình có 6 anh chị em, bố là giáo viên trường Đại học Y, mẹ là giáo viên cấp 2. Trước khi vòng nguyệt quế của giải thưởng Toán quốc tế đặt lên đầu anh, Khánh Trình chỉ là một cậu bé nghịch ngợm, ham chơi, học "lệt lệt" như lời anh tự nhận. Cơ duyên đến với toán học của cậu bé Khánh Trình cũng tình cờ : Nghỉ hè lớp 9, trong một lần xem Báo Thiếu niên tiền phong, thấy có đăng đề bài thi toán dành cho học sinh giỏi quốc gia, Trình mày mò tự giải, rồi ham thích những con số từ lúc đó. Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Cũng là cơ duyên khi đúng năm đó, tỉnh Bình Trị Thiên mở lớp chuyên toán ở Huế, Trình đi thi và trúng tuyển dù kết quả mà anh đạt được không phải là cao. Toán học hấp dẫn anh đơn giản qua sự quan sát đối chiếu những nét tương đối để làm. Anh cũng không tự lý giải được tại sao mình lại theo môn toán mà không phải là một môn học nào khác. Trước kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, Khánh Trình chỉ đoạt giải ba trên tổng số gần 200 học sinh dự thi. Nhưng sau đó có 20 học sinh cao điểm nhất để chọn lấy 4 người sẽ được bồi dưỡng để thi toán quốc tế, Khánh Trình là một trong số đó Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Lê Bá Khánh Trình được chọn vào đội tuyển Việt Nam, được nhà giáo Lê Hải Châu làm trưởng đoàn đưa sang London - thủ đô Anh quốc - dự thi Olympic toán quốc tế lần thứ XXI. Kỳ thi thường niên này gọi theo tiếng Anh là International Mathematical Olympiad, nên vẫn được viết tắt gộp với năm tổ chức thành IMO 1979. Hồi đó, nhóm học sinh đi thi Olympic toán học quốc tế : đó là Phạm Văn Tiệp, Bùi Tá Long , Phạm Ngọc Anh Cương và Lê Bá Khánh Trình. 4 người đều chưa có visa vào Anh nhưng vẫn lên đường, đi vòng sang Nga, ở đó gần một tuần lễ để xin visa vào Anh từ Moscow. Các thầy do Bộ Giáo dục cử đi là những người có kinh nghiệm trong việc đưa học sinh đi thi. Giấy mời của Bộ Giáo dục Anh đã khiến cho việc xin visa từ Nga không đến nỗi khó. Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Lần đầu tiên, bước chân ra nước ngoài, ấn tượng của nhóm học sinh bé nhỏ ấy chỉ là sự sững sờ, choáng váng. Ngoại ngữ của các anh khi đó chỉ đủ để giao tiếp sơ sài. Ký túc xá của Đại học London là nơi tiếp đón các bạn của gần 40 đoàn từ các nước đến dự thi. Ngày đầu tiên thi, bài số 2 về hình học tương thích với cuốn sách hình học rất hay mà trước đây ở nhà Khánh Trình đã đọc rất hứng khởi với những bài tập anh làm rất kỹ, nên anh ứng dụng như cháo chảy. Khánh Trình giải đề thi nhanh chóng, nhưng anh cũng tự nhận, dường như các thầy đã bồi dưỡng đúng hướng để các anh thi không bị khớp, bị bất ngờ với một đề thi từ một đất nước với văn hóa và ngôn ngữ xa lạ thời ấy Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Từ đất nước nhiệt đới tràn trề nắng gió Á Đông chuyển sang xứ sở sương mù giá lạnh Âu Tây, cơ thể Trình chưa kịp thích nghi bèn ho sù sụ. Bước vào phòng thi, Trình cắm cúi vừa ho vừa làm bài. Xong xuôi, đọc lại, Trình toát mồ hôi hột: “Hớ rồi! Hiểu lầm đề rồi!”. Đề thi gồm sáu bài toán, trong đó bài hình học yêu cầu giải “cùng chiều” nhưng Trình lỡ lao phía “ngược chiều”. Nhìn đồng hồ, mặt Trình thêm tím tái: chỉ còn 15 phút. Làm sao giải thật đúng bài hình trong thời gian nhanh nhất? Trình ôm ngực ho cả tràng “giải lao”, đoạn cuống quít “đại tu” bài thi. Giây phút ấy, bao nhiêu kiến thức cần thiết mà Trình đã được trang bị đều được huy động tối đa. Trình nộp bài muộn gần 10 phút. Giám thị cười: - Thí sinh này bị bệnh. Thông cảm đấy nhé! Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Kết quả IMO 1979 quá thú vị với dòng giống Lạc Hồng. Đội tuyển Việt Nam gồm bốn thí sinh thì ba người đoạt huy chương bạc: Phạm Hữu Tiệp, Bùi Tá Long, Phạm Ngọc Anh Cương. Riêng Lê Bá Khánh Trình đạt tổng số điểm tối đa 42/42 nên đoạt huy chương vàng, lại hân hạnh nhận thêm giải đặc biệt. Trình thuật (với phóng viên Phanxipăng vàoThứ Hai, 23/07/2007 - 10:32 AM): - Bài hình, tớ vụng về giải nhầm theo phương pháp “ngược chiều”. Khi hí hoáy chỉnh sửa, tớ bật ra hai cách xử lý “cùng chiều”, trong đó có một cách mà ban giám khảo chấm giải đặc biệt. Tớ về Huế, được thầy Trần Văn Khải - giáo viên chủ nhiệm - khen bằng một từ duy nhất rất ý nhị: “Đặng”. Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Sau kì thi trên, anh theo học tại khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov ở Moskva. Anh đã được giáo sư, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô A. A. Gontrar hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp và sau đó làm luận án tiến sĩ. Trở về Việt Nam, anh giảng dạy tại khoa Toán, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Mình và từng giữ chức Trưởng khoa Toán. Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Hiện nay, tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình phụ trách đào tạo học sinh đội tuyển toán của trường phổ thông năng khiếu thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.Năm 2005 anh là trưởng đoàn học sinh giỏi toán Việt Nam đi thi IMO 46 tại Mexico. IMO 2007 tổ chức ở Hà Nội, Lê Bá Khánh Trình là thành viên trong ban giám khảo. Tiểu sử: Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình Ảnh: báo SGGP.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tôn Nữ Bích Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)