TÍCH LŨY KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY NHƯ THẾ NÀO?
Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ |
Ngày 02/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: TÍCH LŨY KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY NHƯ THẾ NÀO? thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tích lũy kinh nghiệm giảng dạy như thế nào?
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007 không quy định giáo viên phải có sổ tích lũy kinh nghiệm giảng dạy (Hồ sơ sổ sách của giáo viên bao gồm bài soạn, sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp và sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp]).
Mặc dù Bộ không yêu cầu giáo viên phải có, nhưng tôi nghĩ giáo viên nên tự mình duy trì việc sử dụng sổ tích lũy kinh nghiệm giảng dạy (TLKNGD).
Trước đây khi yêu cầu đưa sổ TLKNGD, một số giáo viên xuất trình một cuốn sổ trong đó ghi chưa quá 3 trang và nói một cách nghiêm túc rằng KNGD được họ lưu giữ trong đầu và được áp dụng khi cần. Một số giáo viên khác đưa ra nhiều cuốn số TLKNGD rất có giá trị, thậm chí có một số vấn đề mà người kiểm tra sổ đó mặc dù đã biết nhưng không có được tư liệu quý giá và đầy đủ như trong sổ đã ghi lại. Hiên nay việc cần phải có cuôn sổ này hay không có nó đã rõ ràng. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm xem cần phải tích lũy kinh nghiệm giảng dạy như thế nào?
Muốn tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy một cách nhanh chóng, hiệu quả, bạn phải là người thực sự tâm huyết với nghề và có mong muốn phát triển được nghề nghiệp của mình (nhiều người luôn thỏa mãn với kiến thức đã học được từ thời còn ở đại học cho đến nay, không muốn và không cần học để nâng cao trình độ, không cần tham dự hội thảo, hội nghị để học tập kinh nghiệm của những người khác hơn mình.) Thứ hai nữa, bạn phải có các đồng nghiệp cùng chí hướng (cũng mong muốn phát triển nghề nghiệp như bạn). Nếu được một giáo viên tậm tâm có kinh nghiệm dìu dắt, giúp đỡ thì bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sớm được nâng cao năng lực giảng dạy hơn.
Vì sao bạn cần lưu giữ công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên? Để đảm bảo rằng công việc tích lũy kinh nghiệm của bạn đi đúng hướng. Công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên thường định hướng cho sự phát triển chuyên môn của ngành, đồng thời cũng có những quy định cho giáo viên phải tuân thủ. Các nội dung có trong các công văn chỉ đạo là cơ sở để bạn viện dẫn, tranh luận với giáo viên khác khi xác định một vấn đề về phương pháp giảng dạy là đúng (hay tốt nhất) hay không đúng (hay không phù hợp).
Vì sao phải giữ kỹ và thường xuyên đọc các tài liệu tập huấn do Bộ GD – ĐT cấp? Đó là các tài liệu được biên soạn công phu của những người có học vị, học hàm và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của môn học mà bạn đang giảng dạy. Bạn cần lưu ý rằng, có một số cán bộ quản lý hay giáo viên có ý kiến phê bình về chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên, chứ người ta không phê phán các tài liệu dùng để bồi dưỡng giáo viên.
Các tài liệu tập huấn do Bộ GD – ĐT cấp cũng là cơ sở để bạn viện dẫn, dựa vào đó mà đánh giá những vấn đề về phương pháp giảng dạy khi tranh luận với một giáo viên khác.
Vì sao phải sưu tầm các bài báo hay viết về phương pháp giảng dạy?
Đó là các kết quả kiểm chứng hay đề xuất mà các giảng viên, giáo viên hiện đang giảng dạy hoặc nghiên cứu đã thực hiện. Nhiều bài báo viết về PPGD rất hay, thể hiện kinh nghiệm của người viết trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Các bài báo hay viết về PPGD cũng là các kết quả mà các giáo viên khác đã thực hiện được. Nó giúp cho bạn có thêm niềm tin về việc đã có người thực hiện phương pháp hay một thủ thuật dạy học nào đó, và họ đã thành công, thế thì tại sao lại KHÔNG đối với bạn?
Vì sao lại phải sưu tầm thêm những tài liệu chuyên môn quan trọng khác có liên quan đến bộ môn của bạn?
Không có tài liệu nào đề cập được đầy đủ tất cà những vấn đề mà bạn quan tâm. Việc sưu tầm thêm tư liệu có liên quan sẽ giúp bạn có thêm được các kiến thức bổ sung, giúp bạn sáng tỏ thêm một vấn đề nào đó mà trong lần đọc một tài liệu trước đó bạn cảm thấy vướng mắc.
Việc sưu tầm thêm tư liệu sẽ giúp bạn có thêm được một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề mà bạn quan tâm. Bạn có thể sưu tầm các tài liệu này trên Internet, qua các sách báo mà bạn thường đọc, kể
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007 không quy định giáo viên phải có sổ tích lũy kinh nghiệm giảng dạy (Hồ sơ sổ sách của giáo viên bao gồm bài soạn, sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp và sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp]).
Mặc dù Bộ không yêu cầu giáo viên phải có, nhưng tôi nghĩ giáo viên nên tự mình duy trì việc sử dụng sổ tích lũy kinh nghiệm giảng dạy (TLKNGD).
Trước đây khi yêu cầu đưa sổ TLKNGD, một số giáo viên xuất trình một cuốn sổ trong đó ghi chưa quá 3 trang và nói một cách nghiêm túc rằng KNGD được họ lưu giữ trong đầu và được áp dụng khi cần. Một số giáo viên khác đưa ra nhiều cuốn số TLKNGD rất có giá trị, thậm chí có một số vấn đề mà người kiểm tra sổ đó mặc dù đã biết nhưng không có được tư liệu quý giá và đầy đủ như trong sổ đã ghi lại. Hiên nay việc cần phải có cuôn sổ này hay không có nó đã rõ ràng. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm xem cần phải tích lũy kinh nghiệm giảng dạy như thế nào?
Muốn tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy một cách nhanh chóng, hiệu quả, bạn phải là người thực sự tâm huyết với nghề và có mong muốn phát triển được nghề nghiệp của mình (nhiều người luôn thỏa mãn với kiến thức đã học được từ thời còn ở đại học cho đến nay, không muốn và không cần học để nâng cao trình độ, không cần tham dự hội thảo, hội nghị để học tập kinh nghiệm của những người khác hơn mình.) Thứ hai nữa, bạn phải có các đồng nghiệp cùng chí hướng (cũng mong muốn phát triển nghề nghiệp như bạn). Nếu được một giáo viên tậm tâm có kinh nghiệm dìu dắt, giúp đỡ thì bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sớm được nâng cao năng lực giảng dạy hơn.
Vì sao bạn cần lưu giữ công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên? Để đảm bảo rằng công việc tích lũy kinh nghiệm của bạn đi đúng hướng. Công văn chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục cấp trên thường định hướng cho sự phát triển chuyên môn của ngành, đồng thời cũng có những quy định cho giáo viên phải tuân thủ. Các nội dung có trong các công văn chỉ đạo là cơ sở để bạn viện dẫn, tranh luận với giáo viên khác khi xác định một vấn đề về phương pháp giảng dạy là đúng (hay tốt nhất) hay không đúng (hay không phù hợp).
Vì sao phải giữ kỹ và thường xuyên đọc các tài liệu tập huấn do Bộ GD – ĐT cấp? Đó là các tài liệu được biên soạn công phu của những người có học vị, học hàm và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của môn học mà bạn đang giảng dạy. Bạn cần lưu ý rằng, có một số cán bộ quản lý hay giáo viên có ý kiến phê bình về chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên, chứ người ta không phê phán các tài liệu dùng để bồi dưỡng giáo viên.
Các tài liệu tập huấn do Bộ GD – ĐT cấp cũng là cơ sở để bạn viện dẫn, dựa vào đó mà đánh giá những vấn đề về phương pháp giảng dạy khi tranh luận với một giáo viên khác.
Vì sao phải sưu tầm các bài báo hay viết về phương pháp giảng dạy?
Đó là các kết quả kiểm chứng hay đề xuất mà các giảng viên, giáo viên hiện đang giảng dạy hoặc nghiên cứu đã thực hiện. Nhiều bài báo viết về PPGD rất hay, thể hiện kinh nghiệm của người viết trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Các bài báo hay viết về PPGD cũng là các kết quả mà các giáo viên khác đã thực hiện được. Nó giúp cho bạn có thêm niềm tin về việc đã có người thực hiện phương pháp hay một thủ thuật dạy học nào đó, và họ đã thành công, thế thì tại sao lại KHÔNG đối với bạn?
Vì sao lại phải sưu tầm thêm những tài liệu chuyên môn quan trọng khác có liên quan đến bộ môn của bạn?
Không có tài liệu nào đề cập được đầy đủ tất cà những vấn đề mà bạn quan tâm. Việc sưu tầm thêm tư liệu có liên quan sẽ giúp bạn có thêm được các kiến thức bổ sung, giúp bạn sáng tỏ thêm một vấn đề nào đó mà trong lần đọc một tài liệu trước đó bạn cảm thấy vướng mắc.
Việc sưu tầm thêm tư liệu sẽ giúp bạn có thêm được một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề mà bạn quan tâm. Bạn có thể sưu tầm các tài liệu này trên Internet, qua các sách báo mà bạn thường đọc, kể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)