Tich hop THCS
Chia sẻ bởi Lê Hữu Hiền |
Ngày 02/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: tich hop THCS thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẶNG QUỐC BẢO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Hướng dẫn nội dung tích hợp
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong các trường TCCN)
2009
Bài 1 - THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP, ĐẶC TRƯNG TƯ TƯỞNG
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (4 tiết)
1. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
Từ Nguyễn Tất Thành đến nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Bác Hồ có rất nhiều tên song những tên sau mãi mãi được dân tộc, nhân loại ghi nhớ:
Còn nhỏ được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung(1890), khai sinh khi đi học có tên Nguyễn Tất Thành. Khi hoạt động ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc (1919) , rồi Hồ Chí Minh (1942). Ngoài các tên Nguyễn Tất Thành -Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Bác Hồ còn có nhiều bút danh : CB, XYZ, Tuyết Lan, Thanh Lan, Tân sinh, Tất Thành (1914). Ái Quốc (1930), Chí Minh (1950)
Người sinh ngày 19 /5/1990 trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ của Người là Nguyễn Sinh Sắc, đỗ Phó bảng và từng ra làm việc cho Triều Nguyễn, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cách chức vì có tinh thần yêu nước, thương dân, Ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp. Thân mẫu của Người là Cụ bà Hoàng Thị Loan, con gái một nhà Nho làm nghề dạy học. Thuở nhỏ bà được thân phụ dạy bảo chữ nghĩa đạo lý cơ bản của các bậc tiên hiền; Bà tính tình hiền hậu đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia phong trào chống thực dân Pháp.
Quê hương của Người : làng Kim Liên quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong lịch sử dựng nước của dân tộc, nơi đây là một địa phương giầu truyền thống đấu tranh gian khổ, chống các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hết hạn hán với gió Tây gào rú đến bão táp, lũ lụt trắng đồng. Nghệ An (nằm trong vùng Nghệ-Tĩnh nói chung) vùng đất có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm qua chiều dài lịch sử giữ nước của dân tộc. Thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của môi trường gia đình và quê hương, ngay từ lúc còn nhỏ, Người đã sớm bộc lộ lòng yêu nước, thương đồng bào. Người cảm phục cuộc khởi nghĩa Cần vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885-1896), phong trào Đông du của Phan Bội Châu (1904-1908), cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (Bắc Giang) do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1885-1913). Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước, với ý chí mãnh liệt và quyết tâm sắt đá, năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định vượt biển sang phương Tây, cái nôi của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển, để thực hiện mục đích ham muốn tột bậc của đời mình là giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào.
Do có tinh thần yêu nước thương dân nồng nhiệt, gắn bó sâu sắc với những truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, gia đình, dân tộc, lại có vốn liếng giá trị văn hoá rất cơ bản của phương Đông và phương Tây thu nhận được qua giáo dục gia đình và nhà trường, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành trong quá trình tìm đường cứu nước đã nhanh chóng hiểu rõ đời sống xã hội phương Tây. Anh cảm thông sâu sắc với cuộc sống của giai cấp cần lao và nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức từ châu Âu sang châu Á, từ châu Phi đến châu Mỹ. Cuộc khảo sát dài ngày và phong phú đã giúp cho nhận thức của Người về kẻ thù, về tình nhân loại kết hợp với hữu ái giai cấp, về sức mạnh đoàn kết chiến đấu..., vượt qua phạm vi quốc gia để vươn tới tầm cao thế giới. Đó là nền tảng để Người (từ năm 1919 có tên là Nguyễn Ái Quốc) tiếp thu vững vàng chủ nghĩa Mác-Lênin, chân lý của thời đại.
Hoạt động đầu tiên có tiếng vang lớn của Người trên đất Pháp là gửi tới Hội nghị Véc-sây của các nước đế quốc mới đánh bại Đức trong chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918) Bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hữu Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)