Tích hợp lien môn

Chia sẻ bởi Hà Xuân Sơn | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Tích hợp lien môn thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS SƠN CƯƠNG

GIÁO ÁN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LIÊN TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC 6
TIẾT 23: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Ngày soạn:14/11/2017
Ngày giảng: 15 /11/2017

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
+ Kiến thức trọng tâm :Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát. Nhận biết các bộ phận trong của lá trên mô hình hoặc tranh vẽ.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
II. Tài liệu và phương tiện:
Phương tiện: Tranh H20.1 - 20.4
III. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: 6A :
2. Kiểm tra: Lá có đặc điểm bên ngoài và cách xắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài học: Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi đã hiểu rõ cấu tạo bên trong của phiến lá.
b. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

HĐ 1: Tìm hiểu về biểu bì.
*B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Yêu cầu HS nghiên cứu  Trả lời
2 câu hỏi SGK
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi SGK
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm nhận xét, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm
- Chốt kiến thức đúng (Như SGV).
- Giải thích thêm: Hoạt động đóng, mở lỗ khí khi trời nóng và râm.
(?) Thêm: Tại sao lỗ khí lại tập trung nhiều ở mặt dưới của lá?
(HS không trả lời được  GV giải thích; nếu đúng  Chấm điểm).
Hoạt động 2:Tìm hiểu thịt lá.
- Giới thiệu mô hình và hướng dẫn quan sát, đối chiếu với hình 20.4.
- Yêu cầu nghiên cứu
- Gợi ý: Khi so sánh chú ý 1 số đặc điểm (Hình dạng TB, cách sắp xếp của TB, số lượng lục lạp).
- Trao đổi nhóm sau khi cá nhân nghiên cứu.
- Ghi lại ý kiến các nhóm lên bảng  Nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét - Bổ sung - Chốt lại kiến thức đúng (SGV).
(?) Vì sao ở rất nhiều lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? ( Các TB thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn , thích nghi vơi điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới)

HĐ 3: Gân lá
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực hiện mục

(?) Gân lá có chức năng gì?
1. Biểu bì.
- Nghiên cứu , quan sát hình 20.2 & 20.3 trao đổi nhóm 2 câu hỏi nêu được:

+ Biểu bì  Bảo vệ (Tế bào phải xếp sít nhau).
+ Lỗ khí đóng, mở  Thoát hơi nước.

- 1 - 2 nhóm báo cáo  Bổ sung.



* Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày dùng để bảo vệ, có nhiều lỗ khí để trao đổi khí và thoát hơi nước.





2. Thịt lá.
- Quan sát mô hình & hình 20.4 (SGK).
- Nghiên cứu
- Cá nhân trả lời mục  Ghi ra nháp.
- Dựa vào gợi ý của GV  Trao đổi nhóm.
- Đại diện báo cáo, bổ sung.



* Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp để chế tạo chất hữu cơ.






3. Gân lá.
- Nghiên cứu & quan sát hình 20.4.
kết hợp với chức năng của bó mạch, của rễ & thân  Trả lời .
- HS phát biểu  Bổ sung.
* Gân lá gồm các bó mạch có chức năng vận chuyển chất.

c. Luyện tập, củng cố: HS đọc tóm tắt cuối bài.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề kiểm tra, hướng dẫn HS cách làm bài (Đề sách GV) - (Có thể làm bằng bài tập trắc nghiệm)
- Sau đó đổi chéo bài, GV nêu đáp án để HS tự chấm
- GV tổng kết
4. Hoạt động nối tiếp:
- Học kỹ bài,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Xuân Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)