Tích hợp giáo dục môi trường lớp 4

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tảy | Ngày 11/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tích hợp giáo dục môi trường lớp 4 thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn tiếng việt lớp 4

Trần Mạnh Hưởng
Vụ GD Tiểu học - Bộ GD&ĐT
I. nội dung tích hợp
Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giúp HS hiểu biết về những cảnh đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới ; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp ; thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.
II. phương thức tích hợp cụ thể
trong giảng dạy Tiếng Việt 4
Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp
Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về GDBVMT : GV giúp HS hiểu, cảm nhận được đầy đủ, và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức BVMT. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung GDBVMT phát huy tác dụng đối với HS thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt.

a) Phân môn Tập đọc
Bài Bè xuôi sông La (TV4, T2, tr 26)
HS luyện đọc bài thơ nói về cảnh đẹp của dòng sông La (Sông La ơi sông La...Mươn mướt đôi hàng mi). GV hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài (chú ý CH1 : Sông La đẹp như thế nào ?), cảm nhận được nội dung và tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, có ý thức BVMT.
Bài ăng-co-vát (TV4, T2, tr 123)
Thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn, nâng cao ý thức BVMT.
Bài Không đề (TV4, T2, tr 138)
GV hướng dẫn HS luyện đọc, trả lời CH SGK, cảm nhận nét đẹp của cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, thêm yêu quý MT.
b) Phân môn Kể chuyện
Qua một số câu chuyện GV kể trên lớp hoặc HS kể lại (đã nghe, đã đọc), HS trực tiếp cảm nhận nội dung BVMT. VD :
KC Tuần 1 : Sự tích hồ Ba Bể (TV4, T1, tr 8) - GD ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt).
KC Tuần 32 : Khát vọng sống (TV4, T2, tr 95) - Giáo dục ý chí vượt khó, khắc phục trở ngại trong MT thiên nhiên.
KC Tuần 30 : Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm (TV4, T2, tr 117) - Mở rộng hiểu biết về MT thiên nhiên, MT sống của các nước trên thế giới.
KC được chứng kiến : Công việc góp phần giữ gìn xóm làng, đường phố, trường học xanh, sạch, đẹp (Tuần 24).
c) Phân môn Chính tả
Một số bài Chính tả có nội dung trực tiếp GDBVMT.
VD :
CT Tuần 8 : Trung thu độc lập - GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
CT Tuần 15 : Cánh diều tuổi thơ - GD yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm của tuổi thơ.
CT Tuần 26 : Thắng biển - GD lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
CT Tuần 31 : Nghe lời chim nói - GD ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người.
d) Phân môn Luyện từ và câu
Trong SGK Tiếng Việt 4, một số bài LT&C có nội dung gắn với ý thức BVMT cần được GV chú ý khai thác. VD :
LT&C Tuần 11 : MRVT Nhân hậu - Đoàn kết / GD tính hướng thiện.
LT&C Tuần 22 : MRVT Cái đẹp - GD tình cảm yêu quý, tôn trọng cái đẹp trong cuộc sống.
LT&C Tuần 24 : Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? - BT1b nói về vẻ đẹp của quê hương đất nước (Quê hương là chùm khế ngọt... Con về rợp bướm vàng bay), GD ý thức BVMT.
e) Phân môn Tập làm văn

Đề bài TLV4 thường gắn với các chủ điểm trong SGK TV4. Một số đề bài luyện nói-viết gắn với nội dung GDBVMT (tả cây cối, tả con vật, giới thiệu hoạt động,...) có thể khai thác trực tiếp. VD :
TLV Tuần 21 : Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - HS đọc bài Cây gạo và nhận xét về trình tự miêu tả, qua đó cảm nhận vẻ đẹp của cây cối trong MT thiên nhiên.
TLV Tuần 24 : Tóm tắt tin tức - HS thấy được vẻ đẹp cao quý của Vịnh Hạ Long (di sản TN thế giới).
TLV Tuần 26 : Luyện tập miêu tả cây cối (Tả cây có bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa em thích) - GD hiểu biết về MT xung quanh, yêu thích các loài cây có ích cho cuộc sống.


Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp
Đối với các bài học không trực tiếp nói về GDBVMT nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc BVMT nhằm nâng cao ý thức cho HS, khi soạn giáo án, GV cần có ý thức "tích hợp" bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT nhằm giáo dục HS theo định hướng GDBVMT.
Tuy nhiên, GV cần xác định rõ : Đây là yêu cầu "tích hợp" theo hướng liên tưởng mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà, có mức độ ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, "sa đà" hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp đặc trưng môn học.
Căn cứ vào chương trình, SGK Tiếng Việt 4, GV có thể thực hiện phương thức khai thác gián tiếp để thực hiện yêu cầu GDBVMT ở khá nhiều bài học của các phân môn khác nhau.
Tập đọc
Bài Thư thăm bạn (Tuần 3) : Liên hệ ý thức BVMT : Lũ lụt gây nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người ; để hạn chế lũ lụt, cần tích cực trồng cây gây rừng, bảo vệ MT thiên nhiên.
Bài Tre Việt Nam (Tuần 4) : HS TLCH 3 (Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?), GV nhấn mạnh vẻ đẹp của MT thiên nhiên.
Bài Chợ Tết (Tuần 22) : HS cảm nhận vẻ đẹp của MT thiên nhiên giàu sức sống (Dải mây trắng... Tia nắng tía...).
Bài Đoàn thuyền đánh cá (Tuần 24) : HS cảm nhận vẻ đẹp huy hoàng của biển, thấy giá trị của MT thiên nhiên (Mặt trời xuống biển như hòn lửa... Câu hát căng buồm với gió khơi...).
Kể chuyện
Quá trình hướng dẫn HS luyện tập KC trên lớp, GV có thể liên hệ, gợi mở để "tích hợp" nội dung GDBVMT thông qua các câu hỏi, lời giảng về câu chuyện có nội dung liên quan đến BVMT.
KC Tùân 7 : Lời ước dưới trăng - Kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy giá trị của MT thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
KC Tuần 22 : Con vịt xấu xí - GV có thể liên hệ : Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá con vật chỉ qua hình thức bên ngoài.
KC Tuần 29 : Đôi cánh của Ngựa Trắng - GV giúp HS thấy vẻ ngây thơ, đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Chính tả - Luyện từ và câu
Phương thức "tích hợp" gián tiếp có thể được vận dụng khá linh hoạt thông qua các ngữ liệu được sử dụng trong SGK.
VD :
Dạy bài CT Mùa đông trên rẻo cao (Tuần 17) : GV giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng cao. Từ đó, thêm yêu quý MT thiên nhiên.
Dạy bài CT Kim tự tháp Ai Cập (Tuần 19) : GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, từ đó có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
Dạy bài LT&C Tuần 29, BT4 (Chọn các tên sông đã cho để giải các câu đố) : GV liên hệ ý thức BVMT (giữ gìn các dòng sông mang lại lợi ích cho con người).
Tập làm văn
Nội dung dạy học TLV4 nhằm rèn các kĩ năng nói, viết, nghe theo thể loại kể chuyện, miêu tả (đồ vật, cây cối, con vật), viết thư.
Căn cứ vào các loại hình bài học (Hình thành kiến thức, Luyện tập thực hành), GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT.
VD : TLV Tuần 25 (Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối) : GV hướng dẫn HS quan sát, tập viết mở bài giới thiệu cây sẽ tả, có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong MT thiên nhiên.
III. thực hành vận dụng
* Lưu ý các địa chỉ :

1. Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu ;
2. Rủi ro, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm ;
3. Không khí và ô nhiễm không khí ;
4. Các nguồn nước ;
5. Duy trì bền vững các loài hoang dã.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tảy
Dung lượng: 156,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)