Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Phan Như Thủy | Ngày 27/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Người báo cáo: Phan Thị Như Thủy
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Phần thứ hai

MÔN LỊCH SỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG

Phần thứ ba
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Truyền thống đạo đức
Việt Nam
Yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu
Cần cù, sáng tạo trong lao động,
Đoàn kết, tương trợ
Hiếu học
Hiếu khách
Tình nghĩa
thuỷ chung
TINH HOA
VĂN HOÁ THẾ GIỚI
TÍNH CỘNG ĐỒNG
THƯƠNG NGƯỜI
ĐOÀN KẾT
TỰ DO
BÁC ÁI
BÌNH ĐẲNG
Phẩm chất ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Trung với nước, hiếu với dân
Cần, kiệm, liêm chính, chí công,vô tư
Tinh thần quốc tế trong sáng
Yêu thương con người, sống có nghĩa tình
Ý nghĩa của vấn đề tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường

- Đảng CSVN lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động:
- Từ Đại hội VII đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
- Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh
- Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là:
+ Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay.
- Một nội dung được đặc biệt coi trọng là tư tưởng về đạo đức
- “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
x
3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
4. Mục tiêu học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay
- Nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
- Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
- Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế
Phần thứ hai

MÔN LỊCH SỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG HỌC TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá, giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chí là loại hình thông tin có ưu thế nhất. Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của xã hội.
4. Môn Lịch sử có nhiều sự kiện gắn liền với cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh
IV. MỤC ĐÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó, các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành thói quen, nếp sống của học sinh.
Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
Nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình học của một số môn và hoạt động, phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với mục tiêu các cấp học, góp phần phục vụ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung.
Phải phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa, phù hợp với đặc trưng môn học, nhưng không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, đảm bảo sự tự nhiên, nhẹ nhàng…
V. NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích.
Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người.
Tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
VI. CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VII. YÊU CẦU CỦA VIỆC TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1. Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh
Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học lịch sử.
Không thể lấy việc giảng giải nội dung bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học lịch sử, mà là được tiến hành tích hợp nội dung bài học lịch sử với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
2. Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học lịch sử, gây ra gây ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, thực hiện mục tiêu của bài học.
3. Những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây:
- Trình bày, khai thác nội dung sự kiện
- Nêu kết luận khái quát về sự kiện
-Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện trong hoạt động thực tiễn, về tiếp thu kiến thức mới.
4. Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập lịch sử, tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học.
- Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
5. Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung
- Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh.
- Thực hiện nguyên tắc nói và làm; nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu.
- Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả.
6. Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học để có hiệu quả giáo dục được nâng cao.
Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của bài học để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp:
- Liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh )
- Tích hợp bộ phận (chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
- Tích hợp toàn phần (cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
VIII. MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
x

Phần thứ ba
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
BIỆN PHÁP 1: THUYẾT TRÌNH
Mục đích: Lý giải một vấn đề cụ thể, gắn với sự kiện trong một bối cảnh lịch sử, nhằm giúp cho HS nhận thức đúng về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Bác Hồ.
Nội dung: Đưa ra những sự kiện lịch sử, lập luận theo logic (đặt vấn đề, lý giải, khẳng định, kết luận).
Tổ chức thực hiện:
-Giáo viên nêu vấn đề và gợi ý hướng giải quyết
-Học sinh vận dụng kiến thức để trình bày nhận thức của bản thân đối với vấn đề
-Giáo viên kết luận vấn đề
VÍ DỤ VỀ THUYẾT TRÌNH
(BÀI 23, SGK LỊCH SỬ 9)
Sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng CSĐD và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?
Mục đích: Giúp HS nhận thức được vai trò quyết định của Đảng và Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám.
Các ý cần nêu: Dự báo thời cơ, chuẩn bị các điều kiện để chớp thời cơ, phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa
Các bước thuyết trình:
+ Nêu hoàn cảnh, dẫn chứng, phân tích về sự kịp thời, sáng tạo.
+ Nếu không kịp thời, sáng tạo thì điều gì sẽ xảy ra.
+ Liên hệ thực tế.
+ Kết luận.
BIỆN PHÁP 2: SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ
Mục đích: Giúp học sinh có thêm thông tin, bổ sung làm rõ hơn sự kiện, làm chứng cứ để khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng tính thuyết phục và góp phần khắc họa biểu tượng Hồ Chí Minh trong lịch sử.
Nội dung: Thông tin về những tình tiết lịch sử được lưu lại trong tài liệu, được thẩm định khoa học, do các kênh thông tin chính thống trong nước và quốc tế.
Tổ chức thực hiện:
Dẫn thông tin (ngắn gọn, sát với mục đích, có xuất xứ).
Phân tích thông tin (bối cảnh lịch sử, sự phản ánh lịch sử).
Chỉ ra giá trị thông tin đối với vấn đề cần nhận thức (có liên quan tới tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh).
Liên hệ thực tế.
Kết luận.
VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU
(BÀI 23, SGK LỊCH SỬ 9)
Tạo biểu tượng Hồ Chí Minh trong ngày 2/9/1945 (cho HS xem đoạn phim Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập)
Mục đích: Học sinh thấy được sự giản dị, gần gũi nhưng rất vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các ý cần nêu: Sự giản dị, gần gũi của Bác từ thái độ,cách ăn mặc, giọng nói... Qua đó thấy được đạo đức của một con người vĩ đại, suốt đời vì đất nước, vì nhân dân.
Cách sử dụng tư liệu:
+ HS xem phim, chú ý cách ăn mặc, giọng nói, thái độ ân cần...
+ HS nhận xét.
+ Liên hệ thực tế.
+ Kết luận.
BIỆN PHÁP 3: SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ HỌC
(THƯỜNG SỬ DỤNG ÔN TẬP, NGOẠI KHÓA)
Mục đích: Giúp HS hệ thống hóa kiến thức, biết khai thác kiến thức trong và ngoài SGK để thể hiện nhận thức, tiếp cận vấn đề lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh.
Nội dung: Nhận thức đúng yêu cầu của bài tập; Giải quyết yêu cầu do bài tập đặt ra; tự đánh giá kết quả.
Tổ chức thực hiện:
Thiết kế hệ thống bài tập trong tổng thể nội dung bài học
HS tiếp cận vấn đề đặt ra theo yêu cầu bài tập
HS xác định hướng giải quyết (nên có thảo luận, hỏi ý kiến giáo viên)
HS đưa ra phương án giải quyết
HS thể hiện hiểu biết của mình thông qua việc lập luận tại sao lại chọn phương án giải quyết đó.
BIỆN PHÁP 4: SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
Mục đích: dùng kiến thức từ những môn học thuộc khoa học xã hội-nhân văn (có nội dung gắn với việc phản ánh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh) để khơi gợi suy nghĩ của học sinh
Nội dung: sử dụng đoạn trích dẫn trong các tác phẩm văn học; chuyện kể về cuộc đời Bác Hồ; bài hát ca ngợi Bác Hồ; những lời dạy của Bác Hồ
Tổ chức thực hiện:
Chọn kiến thức phù hợp
Gợi ý sự liên tưởng
Nêu suy nghĩ, cảm nhận
Liên hệ thực tế
VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
(BÀI 23 SGK LỚP 9)
Thông tin: ngày 2-9-1945 lịch sử, Ba Đình nắng đẹp, trời trong xanh mùa thu. Dòng người đổ về quảng trường như nước chảy: công nhân, nông dân, bộ đội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cháu thiếu nhi, hàng ngũ chỉnh tề quanh lễ đài. Niềm vui bất tận tràn ngập lòng người. Thay mặt chính phủ lâm thời, Bác đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH. Đó là hình ảnh của ngày lập nước.
Buổi lễ kết thúc, Bác ra về trên một chiếc Citroen màu đen, cửa kính hơi thấp. Một phóng viên đón đường, ghé sát máy vào cửa kính định chụp ảnh Bác, Bác liền xua tay không cho chụp và bảo: “chú quay máy ra mà chụp nhân dân”
Hướng dẫn khai thác thông tin
Đoạn trích trên giúp ta hiểu thêm được về sự kiện nào?
Tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ được phản ánh ra sao qua thông tin trên
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp!
VÍ DỤ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Lớp 8
VÍ DỤ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Lớp 9
VÍ DỤ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Lớp 9
VÍ DỤ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Lớp 8
VÍ DỤ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Lớp 9
VÍ DỤ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG MÔN LỊCH SỬ
Lớp 9
x
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
x
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Như Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)