Tich hop giao duc dao duc HCM

Chia sẻ bởi Phạm Văn D­Ược | Ngày 27/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: tich hop giao duc dao duc HCM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO
QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ LỚP TẬP HUẤN

Tích hợp học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÍCH HỢP
NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Người trình bày: Vũ Thị YÕn
Trường THCS Long Xuyªn – B×nh Giang – H¶i D­¬ng
PHẦN 1
I.NHẬN THỨC CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm:
-Trong tư tưởng HCM một nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm là tư tưởng về đạo đức; bởi vì đạo đức là nền tảng của cách mạng.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy của báu, là di sản chứa đựng bao giá trị, giá trị đó, nói cho cùng, là giá trị văn hoá mà chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu”
(Phạm Văn Đồng: Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr 126)

2. Vai trò, ý nghĩa to lớn của tư tưởng HCM
- "Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).
- "Đảng lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động" (Cương lĩnh, Điều lệ Đảng)
Tư tưởng của Người trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta.
3. Yêu cầu giáo dục, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM.
- Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
- Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
II. Nguồn gốc tư tưởng HCM
1.Tư tưởng đạo đức HCM là sự kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp Việt Nam
- Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể hiện trên ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống cộng đồng Việt Nam.
- Nhiều truyền thống đạo đức: cần cù trong lao động, tình nghĩa thuỷ chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu, anh dũng bất khuất trước quân thù...
Trải hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc trong Hồ Chí Minh.






2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và

phương Tây.

- Tư tưởng văn hóa phương Đông:
+ Nho giáo: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một XH bình trị, triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính,...
+ Phật giáo: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, chăm lo làm điều thiện,...
+ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc, dân quyền, dân sinh).
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây; văn hóa Pháp, Đại cách mạng Pháp 1789, suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con người ghi trong TNĐL 1776 của nước Mỹ, tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng như Môngtetxkiơ, Rutsxô,...
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản

- Tiếp thu những tư tưởng đạo đức cộng sản do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin và những nhà cách mạng nêu ra.
- Lênin là người “đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”. “là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi”.
- Tư tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin.
4. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của HCM
- Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
- Sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- Ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
III. Quá trình hình thành TT HCM: 5 giai đoạn
1. Từ 1890 - 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng CM.
2.Từ 1911 - 1920: Tìm tòi khảo nghiệm.
3. Từ 1921 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng VN
4. Từ 1930 - 1941: Vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng VN.
5. Từ 1941 - 1969: Phát triển và hiện thực hóa tư tưởng HCM.
IV. Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đối lập với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỉ.
Vì vậy nội dung đầu tiên của đạo đức HCM là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
2. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng.
Tư tưởng HCM về phẩm chất đạo đức cơ bản của người cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân
- Chế độ phong kiến: "vua là nước, nước là vua". Hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là:
+ Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
+ Trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân;
+ Trung thành với dân tộc, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân;
+ Người đã dạy bộ đội: “...nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
- Cần: là lao động cần cù, siêng năng; “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng”.
- Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ...
- Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”
- Chính: “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn”.
- Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người: "Thiếu một đức, thì không thành người".
Chí công, vô tư: là “đem lòng chí công, vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ ” (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).
Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

- Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào.
- Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, Đảng giao việc thì bất kỳ to nhỏ, đều làm hết sức cẩn thận, thấy việc phải làm, phải nói.
- Trí là đầu óc sáng suốt, biết xem người, biết xét việc.
- Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải cố gắng chịu đựng…
- Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”
“Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
3. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình
- "Làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"
- Tình yêu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với tất cả mọi người trong quan hệ hàng ngày.
- Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa;
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Sự đoàn kết quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh “Bốn phương vô sản đều là anh em”.
- Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống lại sự áp đặt, cầm quyền của thực dân, đế quốc.
- Đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
II. Mục đích học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
- Nhằm nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
- Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ
- Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế
Phần thứ hai

MÔN NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
I. Thực trạng hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh HSPT
- 95% học sinh từ TH đến THPT có nhưng hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội.
- Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò. công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em.
- Hiểu biết của HS về cuộc đời hoạt động CM, tư tưởng đạo đức của Bác Hồ kính yêu chưa sâu sắc, thậm chí nhầm lẫn, sai lệch về sự kiện.
- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
II. Mức độ tiếp cận với TTHCM của học sinh phổ thông
- Sử dụng sách giáo khoa có đề cập đến Hồ Chí Minh (100% học sinh)
- Sách báo, ti vi, (có 40% HS theo dõi thường xuyên, 60% không có điều kiện theo dõi, ít hoặc không quan tâm.
- Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (tranh, ảnh hay văn viết) được HS tiểu học và đầu cấp THCS quan tâm nhiều hơn HS THPT.
- Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử được thực hiện ở nhiều trường, chủ yếu dưới hình thức tập thể
Nhận xét:
- Hiểu biết về Bác Hồ và tư tưởng HCM ở phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động đến suy nghĩ, hành động của HS chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao.
- Việc học tập tư tưởng HCM nói chung, tấm gương đạo đức của Người nói riêng là rất cần thiết nhằm giáo dục đạo đức CM cho thế hệ trẻ.
III. Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền TTHCM
1. Mục tiêu giáo dục: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chí là loại hình thông tin có ưu thế nhất.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng do tác động của xã hội.
IV. Môn Ngữ văn với việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
1. Là một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho HS
- Giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội, con người.
- Giúp bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
2. Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục nhân cách con người, phù hợp với việc giáo dục tư tưởng HCM, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các giá trị của nhân cách HCM.
3. Trong chương trình môn Ngữ văn THCS, THPT, các phân môn đều có thể tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Phần đọc văn có dạy một số phẩm văn học của chính tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hoặc một số văn bản viết về đề tài Bác Hồ (tích hợp toàn phần, bộ phận);
- Cơ bản nội dung phần Tiếng Việt và làm văn ít nhiều đều có thể liên hệ thực tế, tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (tích hợp bộ phận hoặc liên hệ).
V. Yêu cầu, nguyên tắc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM đối với môn Ngữ văn
1. Không đưa thêm các thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung bài học, không lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, cuộc đời hoạt động của Bác thay thế việc dạy học bộ môn.
- Nội dung tích hợp phải dựa trên sự tương đồng giữa nội dung bài học với nội dung tư tưởng, đạo đức HCM.
- Mức độ tích hợp giáo dục của từng bài khác nhau: giáo dục toàn phần (Đức tính giản dị của BH, Phong cách HCM,...), giáo dục bộ phận (GD một phần vào nội dung bài học: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn ĐL,...) hoặc liên hệ, GD kỹ năng sống,...
2. Dựa trên cơ sở từng đơn vị bài học cụ thể, bám sát “chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh.
- Không tùy tiện đưa nội dung ngoài "chuẩn" không phù hợp với yêu cầu học tập và trình độ của HS,gây ra tình trạng “quá tải”, không đi đúng trọng tâm cần đạt của mỗi bài học.
3. Đảm bảo những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm:
- Liên kết nội dung bài học với tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập.
- Vận dụng sáng tạo, cụ thể những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động thực tiễn.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giáo dục tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (vận dụng nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát triển năng lực của học sinh trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo).
* Chú ý:
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập ngữ văn tích hợp với nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở HS nhận thức rõ sự cần thiết của việc học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), từ đó say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tự học, tự giáo dục, chủ động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
4. Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung
- Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh.
- Thực hiện nguyên tắc nói và làm; giáo dục mọi lúc, mọi nơi, tạo điều kiện để HS vận dụng những bài học lý luận vào thực tiễn cuộc sống.
- Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy, cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả.
5. Những điều kiện cần thiết về phương tiện, thiết bị dạy học
- Hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục mbộ môn nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
- Phương tiện nghe nhìn, tranh ảnh,...
- Dã ngoại, thăm quan, họ tập tại các di tích lịch sử,...

xin chân thành cảm ơn
và chúc sức khoẻ quý thầy cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn D­Ược
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)