TICH HỢP GDTNMT BIỂN ĐẢO MÔN ĐẠO ĐUC

Chia sẻ bởi Van Thi Hong | Ngày 06/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: TICH HỢP GDTNMT BIỂN ĐẢO MÔN ĐẠO ĐUC thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:


GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC VÀ HĐNGLL


Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong môn Đạo đức
I. Mục tiêu:
Giáo dục môi trường biển, hải đảo trong môn đạo đức nhằm giúp
cho học sinh:
- Bước đầu nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của tài nguyên,
môi trường biển đảo đối với công cuộc phát triển quê hương, đất nước
và cuộc sống con người.Sự cần thiết phải giáo dục tài nguyên môi
trường biển, hải đảo.
- Hình thành và phát triển ở các em thái độ, hành vi và tình yêu biển
đảo của quê hương, đất nước.
- Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hoà hợp, thân thiện
với thiên nhiên nói chung, biển, đảo nói riêng.
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường
biển, hải đảo ở lớp, trường và địa phương phù hợp với lứa tuổi.



.
2.Phương pháp và hình thức giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo qua môn đạo đức.

- Dạy học tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo qua môn đạo đức cần theo hướng tiếp cận giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kĩ năng sống.
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, dự án, đóng vai, động não,…chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em.
3. Mức độ tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo qua môn đạo đức.

Môn đạo đức ở tiểu học có khả năng tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo vào các bài học.Tuy nhiên mỗi bài có thể tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo với các mức độ khác nhau.Có 3 mức tích hợp:
- Tích hợp ở mức độ toàn phần.
- Tích hợp ở mức độ bộ phận.
- Tích hợp ở mức độ liên hệ.
4. Nội dung :
* Lớp 1:
- Giáo dục cho các em tự hào là người Việt Nam, yêu tổ quốc, yêu biển, hải đảo Việt Nam.
- Giáo dục cho các em lòng yêu quý, gần gũi thiên nhiên biển, hải đảo, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo qua các hành vi, thái độ ứng xử với môi trường và bảo vệ các loài hoa và cây.
* Cụ thể:
*Lớp 2:

- Giáo dục cho các em biết biển, đảo Việt Nam có nhiều loài vật (trên cạn và dưới biển) có ích, quý hiếm của thế giới.
- Bảo vệ các loài vật có ích, quý hiếm sống ở biển, hải đảo là giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.
* Cụ thể:
* Lớp 3:

1. Giáo dục cho các em có ý thức tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo do nhà trường, lớp tổ chức.

2. Giáo dục học sinh biết và hiểu nước và cây trồng đặc biệt quan trọng đối với các hải đảo. Vì vậy tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
* Cụ thể:

* Lớp 4:
Nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường, biển đảo ở lớp 4 bao gồm:

- Giáo dục học sinh yêu quê hương,vùng biển,hải đảo của đất nước,tham gia xây dựng vùng biển,hải đảo của quê hương đất nước.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của biển đảo.
- Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ các di sản văn hoá phi vật thể và vật thể của biển đảo quê hương, tổ quốc Việt Nam.
* Cụ thể:
* Lớp 5:
Nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo ở lớp 5 bao gồm:
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về quê hương biển đảo giàu đẹp của tổ quốc.
- Biết giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo quê hương.
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường của quê hương biển đảo phù hợp với khả năng.
- Biết hợp tác với mọi người xung quanh trong các hoạt động giáo dục về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
Cụ thể:
ĐẠO ĐỨC LỚP 5
Bài 14
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( tài nguyên biển, đảo).
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
HSG: Không đồng tình với những việc làm gây ô nhiễm MT và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện BVMT.

1.Nội dung tích hợp
Tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên môi trường biển, hải đảo do thiên nhiên ban tặng cho con người.
Tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên môi trường biển, hải đảo đang dần bị cạn kiệt, cần phải bảo vệ sử dụng và khai thác hợp lý.
2.Mức độ tích hợp:
- Địa phương có biển đảo: Toàn phần.
- Địa phương không có biển đảo: Liên hệ.

GIÁO ÁN MINH HOẠ
ĐẠO ĐỨC LỚP 5
BÀI 14
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( tài nguyên biển, đảo).
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
HSG: Không đồng tình với những việc làm gây ô nhiễm MT và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện BVMT.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Giấy to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
a. Mục tiêu: HS biết thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
b. Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1, SGK.
Trao đổi theo nhóm đôi.
GV yêu cầu một vài nhóm trình bày.
Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
c. Kết luận
Tài nguyên thiên nhiên là những thứ tự nhiên có và mang lại lợi ích cho cuộc sống con người.
Đất trồng, rừng, đất ven biển, cát, mỏ than, mỏ dầu, gió, ánh sáng, mặt trời, biển,hồ nước tự nhiên, thác nước, túi nước ngầm, là những tài nguyên thiên nhiên.
( Đối với HS vùng không có biển đảo GV cần giúp HS hiểu thêm về tài nguyên biển thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc tranh ảnh, tư liệu..)

Hoạt động 2: Phân tích thông tin
a. Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS xem tranh trang 43 SGK và lần lượt gọi HS đọc nối tiếp các ý trong trang 44, SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
* GV có thể hướng dẫn HS thảo luận theo các ý sau:
- Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
- Tài nguyên biển đảo có quan trọng với đất nước ta không?
- Tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận không?
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
c. Kết luận
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn nếu không biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ bị cạn kiệt.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó có học sinh.

Hoạt động 3: Những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
a. Mục tiêu: HS biết xác định những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm xác định những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Thảo luận chung cả lớp.
c. Kết luận:
- Không khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, sử dụng tiết kiệm các nguôn năng lượng, nước, chất đôt, sách vở, đồ dùng; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,… là những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
.



Hoạt động tiếp nối:

Thực hiện tiết kiệm các nguồn năng lượng: điện, nước, chất đốt, sách vở, năng lượng hoá thạch, đồ dùng.
Các nhóm học sinh tiến hành điều tra, tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặc của đất nước và bàn biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên này.
Tiết 2.

Hoạt động 4: Trình bày kết quả điều tra, tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương( vùng biển đảo)hoặc của đất nước và bàn biện pháp bảo vệ.
a. Mục tiêu: HS có hiểu biết về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương( vùng biển đảo)hoặc của đất nước và có ý thức quan tâm bảo vệ.
b. Cách tiến hành:
Giáo viên mời đại diên các nhóm học sinh lên trình bày kết quả( kết hợp giữa trình bày bằng lời với tranh ảnh và viết ra giấy to).
Cả lớp chất vấn nhận xét.
Thảo luận chung về các biện pháp cần thiết để giữ gìn bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
c. Kết luận:
- Giáo viên khen những nhóm có kết quả làm việc tốt và nhắc nhở HS các lớp hãy thực hiện các biện pháp các em vừa đề xuất để bảo vệ các nguồn tài nguyên ở địa phương.

Hoạt động 5: Trò chơi phóng viên
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học cho học sinh
b. Cách tiến hành:
- Một và HS trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các câu hỏi có thể là:
+ Theo ban, thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
+ Bạn hãy kể một vài tài nguyên thiên nhiên của địa phương( vùng biển đảo) hoặc các đất nước mà bạn biết.
+ Theo bạn vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
+Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
+ Hãy kể 1 việc bạn đã làm để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
c. Kết luận:
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng bình chọn phóng viên có câu hỏi hay nhất, học sinh có câu trả lời thông minh nhất.

GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO QUA HĐGDNGLL
Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
I. Mục tiêu:
Giáo dục môi trường biển, hải đảo trong hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học nhằm:
- Nâng cao nhận thức và mở rộng những hiểu biết môi trường, tài nguyên biển, hải đảo; chủ quyền quốc gia về biển, đảo cho học sinh tiểu học.
- Xác định trách nhiệm học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
- Góp phần hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường biển hải đảo.
- Có khả năng tham gia một số hoạt động giáo dục TNMTBĐ và bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi do nhà trường tổ chức.

II. Nội dung giáo dục TNMTBĐ trong hoạt động GDNGLL:

Nội dung giáo dục TNMTBĐ qua hoạt động giáo dục NGLL cấp tiểu học có thể bao gồm các vấn đề:
- Khái niệm đơn giản về biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển, đảo.
- Vai trò của biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển, đảo trong cuộc sống.
- Một số biện pháp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo.

* Các nội dung trên có thể thực hiện qua các chủ đề:

- Ngôi nhà của em.
- Mái trường thân yêu của em.
- Em yêu quê hương.
- Môi trường sống của em.
- Em yêu thiên nhiên.
- Vì sao môi trường bị ô nhiễm.
MỘT SỐ PP VÀ HTTC HĐGD NGLL CÓ NỘI DUNG GDBV MT BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Trong nhà trường
Trò chơi
Hội thi
Câu lạc bộ
Ngoài nhà trường
Tham quan
Chiến dịch
Điều tra
28
Giáo dục TNMT BĐ trong trường tiểu học có thể được thực hiện thông qua một số hoạt động sau:

- Hoạt động làm sạch trường lớp; làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn, xóm...
Tổ chức hội thi tìm hiểu về biển, đảo quê hương, về giáo dục TNMTBĐ và bảo vệ môi trường. Có thể tổ chức các hội thi theo các chủ đề sau:
+ Vẽ về đề tài TNMTBĐ.
+ Thi sáng tác thơ, ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài GD TNMTBĐ.
+ Tổ chức sưu tầm các tài liệu liên quan đến TNMTBĐ.(Có thể yêu cầu HS sưu tầm tranh, ảnh, truyện, băng, đĩa, video clip….)
+ Thi tuyên truyền viên giỏi về GD TNMTBĐ và bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức các trò chơi về TNMTBĐ.
+ Nghe nói chuyện về chủ đề TNMTBĐ.
* Lưu ý: Phương pháp hoạt động GD ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học là sự kết hợp hài hòa giữa PPGD và PPDH, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và kết hợp một cách sáng tạo vào từng nội dung và hình thức cụ thể của mỗi hoạt động.








Giáo án minh họa
Cuộc thi vẽ tranh “Du lịch dưới đáy đại dương”

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Thể hiện bằng tranh vẽ những hiểu biết của mình về biển đảo.
- Có trách nhiệm cùng cộng đồng gìn giữ, bảo vệ môi trường biển đảo.
- Phát triển trí tưởng tượng phong phú cho học sinh.
II. Đối tượng dự thi:
HS từ lớp 1 đến lớp 5.
III. Chuẩn bị:
1.GV:
- Tìm hiểu thể lệ cuộc thi.
- Một số chủ đề về biển đảo phù hợp với hiểu biết của học sinh.
- Giấy vẽ hỗ trợ học sinh.
2.HS:
-Tìm hiểu thể lệ cuộc thi.
- Giấy vẽ, bút, màu…
- Chọn nội dung và hình thành ý tưởng.
- Thực hiện vẽ tranh.

3. Thời gian: 2 tuần.
4. Địa điểm: Trong lớp hoặc ngoài lớp (tùy vào thực tế từng nhà trườn để chọn vị trí thi cho phù hợp).
5. Các bước tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
(Trước cuộc thi GV có thể tổ chức các hoạt động giúp các em có thêm các kiến thức về biển đảo thông qua việc sưu tầm và trưng bày tranh, ảnh, băng đĩa, video clip về biển đảo…hoặc tổ chức nghe nói chuyện về các chủ đề biển đảo …)
Bước 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh dự thi.
(Để hiện tốt bước này cần có sự cộng tác giữa GV chủ nhiệm và GV dạy Mĩ thuật.)
- GV HD học sinh vẽ.(Cách thể hiện ý tưởng, hình thức, hình ảnh chính, phối màu, cách ghi các mục trên tranh như họ tên, lớp..)
- HS vẽ và nộp bài về cho GV.
Bước 4:Tổng kết cuộc thi.
- Tổng kết số lượng, chất lượng.
- Trao giải (cá nhân, tập thể)

CHỦ QUYỀN BIỂN - ĐẢO
VIỆT NAM TRONG THƯ TỊCH CỔ
Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư Đại Nam Nhất thống Toàn đồ.
Nhiều sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

“Hoàng Sa là một quần đảo thuộc về An Nam”
Chủ quyền Ho�ng Sa, Trường Sa c?a Việt Nam trong thư tịch cổ Trung Quốc
Sắc chỉ cùng con dấu của triều đình sai đội thủy quân ra Hoàng Sa năm 1834
Tượng đài hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn
Tranh cổ động có sử dụng bản:
“Văn khao lề thế lính Hoàng Sa”
Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 1974
4 tàu HQVNCH đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ -1974
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN ( Trích)
(Nguyễn Việt Chiến)
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn....
...Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng....
...Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân...
...Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
43
Chúc các đồng chí nhiều
sức khỏe và thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Van Thi Hong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)