TICH HỢP GDTNMT BIỂN ĐẢO
Chia sẻ bởi Van Thi Hong |
Ngày 06/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: TICH HỢP GDTNMT BIỂN ĐẢO thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
Môn Tiếng Việt
I. Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
1. Mục tiêu:
Giáo dục TNMTBĐ qua môn tiếng việt ở cấp tiểu học nhằm giúp HS:
- Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, môi trường biển, hải đảo gần gũi với HS qua ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
- Hình thành thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường, tài nguyên biển, hải đảo.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo; tham gia ở mức độ phù hợp trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.
2. Phương thức tích hợp:
- Bộ phận
- Liên hệ
II. Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
4 bài
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
4 bài
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
6 bài
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
7 BÀI
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
9 bài
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GD TNMT BĐ trong môn Tiếng Việt
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ:Tập đọc lớp 2
Bài: Bé nhìn biển ( Tuần 25)( Tích hợp bộ phận)
Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Hiểu bài thơ: Bé yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con.(Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 3 khổ thơ đầu)
Nội dung tích hợp:
- Hiểu thêm về phong cảnh biển
1. Ở phần mục tiêu GV thêm nội dung tích hợp vào.
Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Hiểu bài thơ: Bé yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 3 khổ thơ đầu)
-Hiểu thêm về phong cảnh biển
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ:Tập đọc lớp 2
Bài: Bé nhìn biển ( Tuần 25) (Tích hợp bộ phận)
Với bài này chúng ta có thể tích hợp như sau:
2.Ở phần hoạt động dạy học:
GV tích hợp nội dung GDTNMT biển, đảo sau khi kết thúc phần tìm hiểu bài hoặc ở phần củng cố bài bằng một số câu hỏi sau:
- Ai đã từng thấy biển?
Hãy kể một số sự vật ở biển mà em biết.
( Bãi cát, đảo, nước biển, sóng, mây trời, ……)
Em có yêu biển không?
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Tập đọc lớp 4
Bài: Đoàn thuyền đánh cá (Tuần 24)(Tích hợp bộ phận)
Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. (Trả lời được các câu hỏi trong bài, thuộc 1,2 khổ thơ yêu thích)
Nội dung tích hợp:
- Qua bài thơ, HS thấy được vẻ đẹp của biển, đồng thời thấy được giá trị của biển đối với cuộc sống của con người.
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Tập đọc lớp 4
Bài: Đoàn thuyền đánh cá ( Tích hợp bộ phận)
Với bài này GV có thể tích hợp như sau:
1. Ở phần mục tiêu GV thêm nội dung tích hợp vào.
Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. (Trả lời được các câu hỏi trong bài, thuộc 1,2 khổ thơ yêu thích)
-Qua bài thơ, HS thấy được vẻ đẹp của biển, đồng thời thấy được giá trị của biển đối với cuộc sống của con người.
2.Ở phần hoạt động dạy học:
Trước hết GV phải đáp ứng yêu cầu của nội dung bài học, Gv định hướng cho HS phân tích 2 câu thơ sau để Hs thấy được giá trị của biển đối với cuộc sống của con người:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.
-Em hiểu hai câu thơ trên thế nào?
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Luyện từ và câu lớp 5
Bài: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (Tích hợp bộ phận)
Mục tiêu:
-Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài tập 1.
-Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
Nội dung tích hợp:
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Luyện từ và câu lớp 5
Bài: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường ( Tích hợp liên hệ)
Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài tập 1.
Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
(BT2 Giảm tải)
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
III. Giáo án minh hoạ
Tiếng việt lớp 1
Bài tập đọc: Quà của bố
(Mức độ tích hợp: bộ phận)
I.Mục đích yêu cầu
1.Học sinh đọc trơn cả bài. Chú ý:
- Phát âm đúng các tiếng có âm đầu l (lần nào, luôn luôn) và từ khó (về phép, vững vàng).
- Biết nghĩ hơi sau mỗi dòng thơ (bằng khoảng thời gian phát âm một tiếng,như là sau dấu chấm).
2. Ôn các vần oan, oat; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oan,oat.
3. Hiểu các từ ngữ (về phép, vững vàng) và các câu trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa, bố rất yêu em.
- Biết hỏi, đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Qua bài học HS biết các chú bộ đội ngoài đảo xa đang ngày đêm canh
giữ biển, trời tổ quốc. Giáo dục HS ý thức về chủ quyền biển, đảo,lòng yêu nước.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh minh hoạ bài đọc, luyện nói trong SGK, bảng nam châm.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1.Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng một khổ thơ em thích trong bài ngôi nhà, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- 2, 3 HS viết bảng các từ sau theo lời đọc của GV: xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, trước ngõ.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
Trong tiết tập đọc mở đầu tuần 24, các em vừa học bài Bàn tay mẹ. Các em thấy mẹ rất yêu con, vất vả vì con. Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ về bố.
Bố của bạn nhỏ trong bài thơ là chú bộ đội hải quân. Bố ở đảo xa nhớ con, gửi cho con rất nhiều quà. Chúng ta sẽ xem bố gửi về những quà gì nhé.
Giáo án minh hoạ
2.2. Luyện đọc
a.GV đọc mẫu bài 1 lần: giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở khổ thơ 2 khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
b. HS luyện đọc
- Luyện đọc tiếng, từ. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ sau: lần nào, về phép, luôn luôn, vững vàng.
+ GV cùng HS giãi nghĩa những từ khó hiểu khi sử dụng vốn hiểu biết của các em.Cách làm:
HS nói những từ nào trong bài các em chưa hiểu GV viết lên bảng những từ đó.HS tự giải nghĩa những từ đó. GV nhận xét phát biểu của HS, đưa ra lời giải thích cuối cùng.VD: vững vàng- với HS lớp 1 cần giải thích đơn giản là chắc chắn, đảo xa- vùng đất giữa biển, xa đất liền.
- Luyện đọc câu:
HS nối tiếp nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: GV gọi 1 HS đầu bàn hoặc đầu dãy đọc, các em sau tự đứng lên đọc câu tiếp theo.
- Luyện đọc đoạn, bài.
Giáo án minh hoạ
HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Sau đó thì đọc cả bài. cả lớp nhận xét.
HS đọc cả bài.
2.3. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a. Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc khổ thơ 1. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu?(Bố bạn là bộ đội ở đảo xa).
- 1 HS đọc các khổ thơ 2,3. Cả lớp đọc thầm lại trả lời câu hỏi: Bố gữi cho bạn những quà gì?(nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn; hoặc: bố gữi cho con những nỗi nhớ thương,những lời chúc con khoẻ ngoan, học giỏi và rất nhiều cái hôn ).
- GV đọc diễn cảm lại bài thơ,1,2 HS đọc cả bài.
b. Học thuộc lòng bài thơ
HS tự nhẩm từng câu thơ. Thi xem em, bàn, tổ nào thuộc nhanh hơn.
Giáo án minh hoạ
Giáo án minh hoạ
c. Thực hành luyên nói(hỏi nhau về nghề nghiệp của bố).
- 1HS đọc yêu cầu bài
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ như là gợi ý về một số nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, lái xe…
- 2 HS thực hành hỏi – đáp theo mẫu trong SGK
Hỏi: Bố bạn làm nghề gì?
Trả lời: Bố mình làm bác sỹ.
- Nhiều HS thực hành đóng vai.
2.5. Củng cố dặn dò.
1. Mục tiêu: Giáo dục BVTNMT BĐ qua phần Địa lí ở cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
- Hiểu biết ban đầu về biển, hải đảo, tài nguyên, MT, chủ quyền biển, hải đảo và vai trò của biển, hải đảo đối với đời sống và sản xuất
-Biết sơ lược về tình hình khai thác và sử dụng nguồnTN MT biển, hải đảo ở Việt Nam.
-Biết sơ lược một số biện pháp sử dụng TN, môi trường biển, Hải đảo để phát triển bền vững.
-Hình thành và phát triển một số kĩ năng BV TN MT biển, đảo trong đời sống hằng ngày.
-Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo của tổ quốc.
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHẦN ĐỊA LÝ)
-Tích hợp GD BVTNMT BĐ ở phần Địa lí có 3 Mức:
+ Mức độ toàn phần
+ Mức độ bộ phận
+ Mức độ liên hệ
- Đưa giáo dục BVTNMT BĐ trở thành một nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Lồng ghép vào các hoạt động văn nghệ, câu lạc, sinh hoạt tập thể ... trong nhà trường.
+ Tham quan thực tế, đặc biệt đối với HS ở 28 tỉnh ven biển.
+ Điều tra, khảo sát (ở mức độ phù hợp đối với HS tiểu học) tình hình MT, TN biển, hải đảo địa phương , thảo luận phương án xử lí (đặc biệt đối với HS các tỉnh, TP ven biển).
+Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, hải đảo, đặc biệt là vấn đề MT, TN và chủ quyền quốc gia biển, hải đảo.
2. Hình thức đưa nội dung giáo dục BVTNMT BĐ qua phần Địa lí:
II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP – ĐỊA LÍ LỚP 4(7 bài)
II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP – ĐỊA LÍ LỚP 5(12 bài)
Địa lí lớp 5
Địa lí lớp 5
Cách tích hợp vào bài dạy
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Ở địa lí lớp 4.
Bài16: Thành phố Hải Phòng.(Tích hợp bộ phận)
Mục tiêu:
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: Ven biển, bên bờ sông Cấm.
-Thành phố công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,…
Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
HS Khá giỏi: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta( Hải phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, đơi đây có nhiều cầu tàu, có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,…)
Nội dung tích hợp:
-HS biết được vai trò của biển, đảo đối với đời sống của con người: xây dựng hải cảng, phát triển giao thông đường biển, công nghiệp đóng tàu, phát triển du lịch.
-Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển.
-Giáo dục tình yêu thiên nhiên, môi trường biển, đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
Ví dụ: Ở địa lí lớp 4.
Bài16: Thành phố Hải Phòng. (Tích hợp bộ phận)
Nội dung tích hợp:
-HS biết được vai trò của biển, đảo đối với đời sống của con người: xây dựng hải cảng, phát triển giao thông đường biển, công nghiệp đóng tàu, phát triển du lịch.
-Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển.
-Giáo dục tình yêu thiên nhiên, môi trường biển, đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Ở địa lí lớp 4.
Bài: Thành phố Hải Phòng. (Tích hợp bộ phận)
1. Ở phần Mục tiêu, Gv tích hợp như sau:
-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: Ven biển, bên bờ sông Cấm.
-Thành phố công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,…
Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
HS Khá giỏi: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta( Hải phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, đơi đây có nhiều cầu tàu, có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,…)
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, môi trường biển, đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
2.Phần Hoạt động dạy học:
Sau khi thực hiện xong các HĐ, HS trả lời câu hỏi:
Các hoạt động khai thác biển: đóng tàu, du lịch,…bên cạnh mặt lợi ích thì nó còn có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường?
Cách tích hợp vào bài dạy
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Địa lí 4 : Bài 24
Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung (tích hợp bộ phận)
Mục tiêu bài học
-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía băc và phí nam: Khu vực phía dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ( lược đồ tự nhiên) Việt Nam.
HS Khá giỏi:
+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan sát biển, sông ngắn, ít phù sa bối đắp đồng bằng.
+Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã
Nội dung tích hợp
-Biết đặc điểm địa hình, khí hậu dải đồng bằng ven biển miền Trung
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Địa lí 5: Bài 15
Thương mại và du lịch (tích hợp liên hệ)
Nội dung tích hợp
- Một trong những thế mạnh mà biển mang lại cho con người là du lịch biển. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này.
Mặt trái của du lịch biển là ô nhiễm biển, vì vậy cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là các khu du lịch biển.
Tích hợp vào bài Thương mại và du lịch
Trong bài Thương mại và du lịch có 2 hoạt động chính:
1.Hoạt động thương mại.
2.Ngành du lịch
GV có thể tích hợp GVTN MT Biển đảo cho HS ở cuối HĐ2 có thể là:
Hs trả lới câu hỏi: Hãy nêu tên một số bãi biển ở nước ta mà em biết?(Sầm Sơn ,Cửa lò, Thạch Hải, Thiên Cầm,, Nha Trang ….
GV: Một trong những thế mạnh mà biển mang lại cho con người là du lịch biển.Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này.
Tuy nhiên mặt trái của du lịch biển là ô nhiễm biển. Vì vậy mỗi người trong chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường , đặc biệt là các khu du lịch biển.
Cách tích hợp vào bài dạy
Ví dụ: Địa lí 5: Bài 15
Thương mại và du lịch (tích hợp liên hệ)
Nội dung tích hợp
- Một trong những thế mạnh mà biển mang lại cho con người là du lịch biển. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này.
Mặt trái của du lịch biển là ô nhiễm biển, vì vậy cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là các khu du lịch biển.
Tích hợp vào bài Thương mại và du lịch
Trong bài Thương mại và du lịch có 2 hoạt động chính:
HĐ1.Hoạt động thương mại.
HĐ2.Ngành du lịch
GV có thể tích hợp GDTNMT Biển đảo cho HS ở cuối HĐ2 có thể là:
GV có thể Cho Hs Quan sát lại bản đồ(Lược đồ) tự nhiên Việt Nam, Cho HS chỉ trên bản đồ các tỉnh thành có có biển, chỉ một số tỉnh có bãi biển đẹp.
GV chốt: Một trong những thế mạnh mà biển mang lại cho con người là du lịch biển.Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này.
Tuy nhiên mặt trái của du lịch biển là ô nhiễm biển. Vì vậy mỗi người trong chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường , đặc biệt là các khu du lịch biển.
Khi chúng ta soạn bài có nội dung tích hợp GDTNMT biển đảo, Gv cần:
- Nắm vững mục tiêu bài học.
Nội dung tích hợp GDTNMT biển, đảo
Đối chiếu 2 nội dung trên, lựa chọn để đưa vào mục tiêu bài dạy, nội dung giáo án của mình cho phù hợp
Vậy qua đó ta thấy: khi tích hợp GDTNMT Biển đảo vào các một học cần uyển chuyển, đa dạng, nhẹ nhàng, có thể là một câu thơ, một câu văn một bức ảnh, một câu hỏi,.. Mỗi giáo viên có thể có cách tích hợp riêng của mình tuy nhiên phải thực hiện đúng nội dung tích hợp.
Lưu ý khi tích hợp nội dung GDTNMT biển, đảo vào các môn học.
39
Chúc các thầy cô nhiều
sức khỏe và thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Van Thi Hong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)