TÍCH HỢP GDBV MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ bởi Trần Thị Quỳnh Nhi | Ngày 23/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: TÍCH HỢP GDBV MÔI TRƯỜNG thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

1
TẬP HUẤN

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN SINH HỌC THCS
Kon Tum tháng 11 năm 2010
Báo cáo viên: Nguyễn Đức Hanh
Phòng GD&ĐT Sa Thầy
2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Một số kiến thức cơ bản về môi trường
1. Định nghĩa:
-Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sự tồn tại và sự phát triển của con người và sinh vật
Môi trường sống của con người được phân thành
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường xã hội
+ Môi trường nhân tạo
3
2. Các chức năng cơ bản của môi trường:
a. Là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật
b. Là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên
c. Là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất
d. Là nơi lưu trữ và cung cấp TT cho con người
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3. Thành phần của môi trường :
a. Thạch quyển b. Thủy quyển
c. Khí quyển d. Sinh quyển.
4
II/ Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay
1. Về đất đai:
Việt Nam hiện có tổng diện tích đất tự nhiên 331.314 km nhưng vì dân số đông,nên diện tích đất bình quân theo đầu người thấp,xếp thứ159/200 quốc gia. Và = 1/6mức bình quân của thế giới. Mặc dù diện tích đất tính trên đầu người thấp,nhưng diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn.Tính đến năm 2006 còn khoảng 5,28 triệu ha đất
2. Về rừng :
Ta có nhiều loại rừng,đây là nguồn tài nguyên lớn và rất quý giá,đồng thời rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu,bảo vệ đất và giữ nước.Tuy nhiên trong thời gian gần đây độ che phủ của rừng có xu hướng giảm.
3. Về nước :
Việt Nam là nước có lượng mưa lớn,hệ thống sông hồ dày đặc nên tài nguyên mặt nước khá phong phú..Tuy vậy do nằm ở cuối hạ lưu sông Mê Kông,sông Mã,sông Cả ,sông Hồng nên lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt nam thấp chỉ khoảng 325 tỉ m/năm do đó dẫn tới khả năng thiếu nước.đồng thời lượng mưa không đều trong năm và trong các vùng.kết hợp với dân số tăng, các hoạt động kinh tế tăng,công tác quản lí chưa tốt,khiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mứcvà ô nhiễm.
4. Về không khí.
Hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm nặng nề,có nơi ô nhiễm bụi trầm trọng đến mức báo động như các khu dân cư gần các trung tâm công nghiệp.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.Về đa dạng sinh học
-Việt Nam được coi là 1 trong 15 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Tuy vậy trong những năm gần đây sự đa dạng này đã bị suy giảm, nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng. Tất cả là do con người khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh tế,khai thác tài nguyên đã có những hành động sai trái,làm suy giảm hoặc mất nơi cư sinh của sinh vật,dẫn đến nhiều loại sinh vật bị tuyệt chủng,môi trường bị ô nhiễm.
6. Về chất thải:
Kinh tế tăng trưởng,đời sống xã hội phát triển, cùng với sự gia tăng dân số,tình hình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã khiến cho lượng chất thải ngoài xã hội ngày càng nhiều.
- Chất thải sinh hoạt.
- Chất thảicông nghiệp.
- Chất thải nguy hại.
Việc thu gom và xử lí chất thải chưa hợp lí,đã ảnh hưởng đến đời sống cư dân.
7. Về vệ sinh môi trường ,vệ sinh an toàn thực phẩm,cung cấp nước sạch.
6
III. Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng MT xanh, sạch, đẹp
1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền với mọi người về ý nghĩa của môi trường và trách nhiệm bảo vệ.
- Cần thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường.
2. Tăng cường công tác quản lí nhà nước,tạo cơ chế pháp lí và chính sách.
- Quản lí môi trường bằng pháp luật, kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cơ sở phát
thải chất gây ô nhiễm. Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng,trồng cây
xanh trong đô thị,thực hiện Chương trình quốc gia của Việt Nam về “Biến đổi khí hậu” và “bảo vệ tầng Ôzôn”
7
3. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
4. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải
- Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường.
- Thực hiện chương trình phục hồi, phát triển rừng.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân lực về môi trường,mở rộng hợp tác quốc tế, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
8
IV/ Một số vấn đề về bảo vệ môi trường
Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học.
- Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.
- Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và của toàn cầu.
- Giáo dục bảo vệ môi trường là làm cho mọi người có thói quen,hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.
- Giáo dục bảo vệ môi trường còn bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, bồi dưỡng những cảm xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường
9
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯƠNG
V. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác BVMT:
Luật BVMT (2005 Quộc hội nước CHXHCN Việt Nam 29.11.20005)
15.11.2004, Bộ Chính trị Nghị quyết 41/NQ/TW “BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
17.10.2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
02.12.2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2563/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- 31.01.2005 Bộ GD&ĐT đã chỉ thị “Về việc tăng cường công tác GD BVMT”…
10
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯƠNG
Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT về công tác BVMT:
Văn bản chỉ đạo:
+ Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH, ngày 07/8/2008
+ Công văn số 2737/GDĐT-GDTrH, ngày 12/8/2008
“V/v tích hợp nội dung GDBVMT vào các môn học cấp THCS và THPT”

11
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯƠNG
VÀO CÁC MÔN HỌC CẤP THCS VÀ THPT
Nội dung:
Những môn học thực hiện tích hợp GDBVMT:
+ THCS: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Vật lí, Sinh học, Công nghệ.
+ THPT: Ngữ văn, Địa lí, GDCD, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ.
Nguyên tắc tích hợp: Chuyển tải các nội dụng BVMT vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp nội dung bài học; Làm bài học sinh động, gắn với thực tế hơn, không làm quá tải bài học.
Phương pháp: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
Nội dung, địa chỉ tích hợp: Tài liệu GDBVMT trong các môn học THCS, THPT
Kiểm tra đánh giá: Được lồng ghép trong KTĐG của môn học( trong đề KT thường xuyên hoặc học kỳ cần giành 1-> 1,5 điểm) , cần chú ý kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về BVMT trong cuộc sống thực tiễn
12
NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Giáo dục VỀ môi trường
Giáo dục TRONG môi trường
Giáo dục VÌ môi trường
+
13
13
Các kiểu tích hợp
Quan niệm về tích hợp
1
2
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
14
QUAN NIỆM VỀ TÍCH HỢP
Sinh học
15
Tích hợp dạy học
QUAN NIỆM VỀ TÍCH HỢP
16
TÍCH HỢP KIẾN THỨC
17
TÍCH HỢP DẠY HỌC
18
Các hoạt động giáo dục BVMT được tiến hành ở ngoài lớp học:
Như : +/ Câu lạc bộ môi trường, hoạt động tham quan theo chủ đề.
+/ Tham gia điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương.
+/ Hoạt động trồng cây xanh, xanh hoá nhà trường.
+/ Tổ chức thi tìm hiểu môi trường.
+/ Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường.
19
Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Là lĩnh vực giáo dục liên nghành, giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn như:
+/ Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát,nghiên cứu thực địa.
+/ Phương pháp thí nghiệm.
+/ Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
+/ Phương pháp hoạt động thực tiễn .
+/ Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
+/ Phương pháp học tập theo dự án.
+/ Phương pháp nêu gương.
+/ Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống BVMT.
Ngoài ra có 1 số kĩ năng quan trọng cần phát triển cho học sinh là:
- Kĩ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề về môi trường.
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường.
- Kĩ năng ra quyết định về môi trường.
- Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường.


20
CÁC NGUYÊN TẮC CẦN ĐẢM BẢO
KHI TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép, làm phương hại đến khả năng lĩnh hội của học sinh cả về kiến thức khoa học của bộ môn lẫn nội dung và ý nghĩa GDBVMT.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung GDBVMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. Tránh sự lồng ghép, liên hệ gượng ép làm mất tác dụng giáo dục.
- Phải đảm bào nguyên tắc vừa sức.
21
CÁC NGUYÊN TẮC CẦN ĐẢM BẢO
KHI THỰC HÀNH GDMT DÀNH CHO GIÁO VIÊN
Nên dựa trên căn cứ vững chắc
Nên dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có
tính thực tế.
Nên dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét.
Nên dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương.
Nên dựa trên tinh thần hợp tác.
22
CÁC NGUYÊN TẮC CẦN ĐẢM BẢO
KHI KHAI THÁC CÁC CƠ HỘI GDMT
Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học Giáo dục môi trường.
Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
23
1. Hình thức dạy học nội khóa:
-Bao gồm dạy học trên lớp và ngoài lớp (tham quan thiên nhiên)
2.Hình thức dạy học ngoại khóa
-Tổ chức nói chuyện giao lưu về MT
-Tổ chức thi tìm hiểu về MT, đố vui về MT
-Tổ chức xem phim về MT
-Nghiên cứu MT ở địa phương
-Tổ chức tham quan về MT
-Tổ chức HĐ bảo vệ MT trường học và MT ở địa phương
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC GDMT

24
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Phương pháp dùng lời: trần thuật, giảng giải, vấn đáp ...
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
- Phương pháp động não
- Phương pháp cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà
- Phương pháp thí nghiệm
25
25
NHỮNG Ý TƯỞNG NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
26
NHỮNG Ý TƯỞNG NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
27
NHỮNG Ý TƯỞNG NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
28
NHỮNG Ý TƯỞNG NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
29
NHỮNG Ý TƯỞNG NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
30
NHỮNG Ý TƯỞNG NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
31
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Quỳnh Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)