Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Lịch sử

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hùng | Ngày 27/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Lịch sử thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I. NỘI DUNG TÍCH HỢP Ở BẬC HỌC THCS
1. Các địa chỉ tích hợp. (Theo tài liệu)
2. Các chủ đề và nội dung cần tích hợp.
Do đặc điểm nội dung chương trình và đặc điểm nhận thức của đối tượng học sinh THCS nên không tích hợp tư tưởng mà chỉ tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh cần tích hợp là:
- Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- Tinh thần tự lực, vượt qua mọi gian khổ để tìm ra con đường cứu nước.
- Ý thức trách nhiệm với đất nước, với dân tộc.
- Tinh thần đấu tranh không khoan nhượng nhưng cũng hết sức khéo léo với kẻ thù của Bác.
- Sự tận tuỵ của Người với cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc đoàn kết quốc tế của Người.
- Sự lao động cần mẫn, sáng tạo của Người trong quá trình hoạt động cách mạng.
Thông qua các chủ đề tích hợp trên, giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh; lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc; tinh thần lao động cần mẫn, sáng tạo; ý thức chiến đấu, giữ gìn bảo vệ nền độc lập dân tộc...
II. PHƯƠNG HƯỚNG TÍCH HỢP
1. Chuẩn bị của giáo viên
Trước hết, Gv cần nghiên cứu kĩ sự kiện lịch sử để tìm ra những phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh ẩn chứa trong sự kiện hoặc tìm ra những nội dung cần giáo dục cho học sinh. Từ đó, định ra phương pháp hướng dẫn học sinh nhận thấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương của Bác.
Ví dụ:
Bài 16. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925)
Chủ đề cần tích hợp ở bài này là: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm tìm con đường cứu nước. Chủ đề này sẽ được tích hợp vào các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc qua 3 giai đoạn: ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. GV cần chuẩn bị như sau:
- Phẩm chất của Nguyễn Ái Quốc: Bản yêu sách không được chấp nhận. Điều này không làm Nguyễn Ái Quốc nản lòng, Người hiểu ra rằng, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc không thể dựa vào đế quốc, không thể chờ vào sự thức tỉnh, sự “ban ơn” của thực dân Pháp. Với nhận thức đó, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp tục tự lực cánh sinh để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923)
- Sự kiện: 6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị vec – xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- Sự kiện: 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
- Phẩm chất của Nguyễn Ái Quốc: chắc chắn Nguyễn Ái Quốc nhận thức được con đường cứu nước mà Người tìm thấy, con đường mà Người sẽ đi theo là con đường đầy khó khăn, gian khổ đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải sẵn sàng hi sinh. Nhưng, với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, Người đã đi theo con đường ấy. Người đã reo lên sung sướng: “Hỡi đồng bào bị đày đoạ đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”
- Trình bày, khai thác nội dung sự kiện
- Hướng dẫn HS kết luận khái quát về sự kiện
- Từ sự kiện lịch sử, GV vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học lịch sử (Chủ yếu là Hỏi, trả lời, trao đổi; Nêu và giải quyết vấn đề) để hướng dẫn học sinh nhận thấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Cách thức tích hợp.
Hoạt động chủ yếu trong giờ dạy học lịch sử là hướng dẫn học sinh tìm hiểu, trình bày, đưa ra những nhận định, đánh giá về sự kiện, nhân vật lịch sử. Khi tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hoạt động này không thay đổi. GV chỉ cần dành một khoảng thời gian ngắn để lồng ghép nội dung tích hợp. Việc tích hợp đó được thực hiện theo các bước như sau:
2.1) Tích hợp trong giờ dạy học.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin.
Câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nhận định, đánh giá sự kiện: Tháng 7 năm 1920, NAQ đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Sự kiện này tác động như thế nào đến Nguyễn Ái Quốc? Có ý nghĩa gì với dân tộc?
Kết thúc việc hướng dẫn HS tìm hiểu, đánh giá, nhận định sự kiện, GV tiến hành tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có thể nêu câu hỏi như sau:
Tìm ra con đường cứu nước, NAQ sẽ phải dấn thân vào con đường đó – Một con đường đầy gian lao, nguy hiểm. Nhưng, tại sao Người lại reo lên sung sướng “Hỡi đồng bào…”? Từ tâm trạng đó, em thấy được nét đạo đức tốt đẹp nào ở Người?
2.2) Tích hợp trong kiểm tra đánh giá học sinh
Khi kiểm tra, đánh giá học sinh hoặc giao bài tập cho học sinh, GV có thể ra những câu hỏi ở mức độ vận dụng để tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ví dụ: Từ những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 - 1925), em thấy ở Bác có những phẩm chất tốt đẹp nào? Trong thời đại mới hiện nay, em cần làm gì để xứng đáng với tấm gương đó?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)