Tich hop bvmt2

Chia sẻ bởi Trần Hữu | Ngày 27/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: tich hop bvmt2 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

- Môn địa lí trong nhà trường phổ thông giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất, môi trường (MT) sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và trên thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, thái độ ứng xử thích hợp với MT tự nhiên, xã hội.
I. Khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) qua môn Địa lí ở cấp THCS
PHẦN II
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN ĐỊA LÍ THCS
- Các yêu cầu về kĩ năng như ... “bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh”; yêu cầu về thái độ như “góp phần hình thành ở học sinh ý thức trách nhiệm và tích cực tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo MT, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng”, tạo cơ hội tốt cho hoạt động GDBVMT trong môn Địa lí.
- Một số bài của sách giáo khoa các lớp có nội dung địa lí trùng khớp với nội dung GDBVMT. Không ít bài có một phần nội dung liên quan đến vấn đề bảo vệ MT được trình bày cả bằng kênh chữ và kênh hình
- Môn địa lí ở trường THCS có nhiều khả năng thực hiện GDBVMT. Nội dung môn Địa lí đề cập hầu hết những chủ đề của GDBVMT trong nhà trường phổ thông, từ những kiến thức về MT, thành phần của MT, tài nguyên thiên nhiên (TNTN) tới mối quan hệ của dân cư và các hoạt động của con người với MT; về sự cần thiết phải khai thác hợp lý TNTN và bảo vệ MT nhằm phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu cũng như phạm vi khu vực, quốc gia, Việt Nam và của địa phương nơi học sinh đang sinh sống.
a. Kiến thức: HS cần biết:
- Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất, đó chính là MT sống và tồn tại của con người.
- Sự cần thiết phải khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ các thành phần của MT, TNTN để đảm bảo phát triển bền vững.
- Mối quan hệ giữa dân cư (bùng nổ dân số, đô thị hóa, hoạt động sản xuất của con người) và MT.
- Một số vấn đề cơ bản về MT cần phải quan tâm trong từng môi trường Địa lí.
- Các vấn đề MT đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và địa phương nơi học sinh đang sống (Sự tác động của con người tới MT: hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ TNTN, bảo vệ MT).
II. Mục tiêu GDBVMT qua môn Địa lí:
1. Mục tiêu chung
c. Thái độ - Tình cảm:

- Tôn trọng, yêu quí thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các thành phần của MT tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai...).
- ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ MT, phê phán các hoạt động, hành vi làm ảnh hưởng xấu đến MT.
Kĩ năng - Hành vi:

- Có khả năng tìm hiểu, phát hiện ô nhiễm MT và nguyên nhân của chúng.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề về MT, bảo vệ MT, khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm TNTN.
3. Chương trình tích hợp GDBVMT qua môn Địa lí THCS:
Cụ thể
Quá trình khai thác các cơ hội giáo dục bảo vệ môi trường cần phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản:
Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học bộ môn thành bài giáo dục bảo vệ môi trường.
Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.
Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh trực tiếp tiếp xúc với môi trường.
Hiểu thêm về tích hợp
4. Các nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)