TIA RƠNGHEN

Chia sẻ bởi Hue Man | Ngày 23/10/2018 | 140

Chia sẻ tài liệu: TIA RƠNGHEN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THPT MỸ XUYÊN
TIẾT THAO GIẢNG
Tổ bộ môn : VẬT LÝ
GV: Kha Vĩnh Huy
Chào mừng quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp
Kiểm tra bài cũ:
1/ Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại.
A. Tia hồng ngoại có bản chất sóng điện từ.
B. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.
C. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy, có bước dài hơn bước sóng ánh sáng đỏ.
D. Vật có nhiệt độ thấp chỉ phát ra được các tia hồng ngoại. Vật bị nung nóng trên 5000C mới bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy.
Kiểm tra bài cũ:
2/ Tìm phát biểu sai về tác dụng và công dụng của tia tử ngoại.
A. Tia tử ngoại có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có thể làm cho một số chất phát quang. Ta dùng để phát hiện các vết nứt, xước nhỏ trên bề mặt các sản phẩm cơ khí và phân biệt tiền thật với tiền giả.
C. Tia tử ngoại thường dùng trong nông nghiệp để xấy nông sản.
D. Tia tử ngoại có một số tác dụng sinh học, gây ung thư da, chữa còi xương, diệt trùng nước uống.
Bài 40: TIA RƠNGHEN
Wilhem Conrad Roentgen
1845 - 1923
Anod
Catod
tia X
I. Ống Rơnghen
Đối âm cực
1/ Cấu tạo:
Ống Rơnghen là dụng cụ được dùng để tạo ra tia Rơnghen, ống có cấu tạo gồm:
Một ống tạo ra tia âm cực.
-Một đối âm cực dùng để chắn dòng tia âm cực.
-Đối âm cực được làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn, khó nóng chảy và được nối với anod.
-Áp suất trong ống khoảng 10-3mmHg.
Hiệu điện thế giữa anod và catod khoảng vài vạn vôn
Anod
Catod
tia X
Đối âm cực
2/ Cơ chế phát ra tia Rơnghen
Các electron trong tia âm cực được tăng tốc trong điện trường mạnh, nên có động năng rất lớn.
Khi đến đối âm cực, chúng gặp các nguyên tử của đối âm cực, xuyên sâu vào lớp bên trong của vỏ nguyên tử, tương tác với hạt nhân và với electron ở các lớp này.
Trong sự tương tác này phát ra một sóng điện từ có bước sóng rất ngắn, gọi là bức xạ hãm. Đó chính là tia Rơnghen.
II/ Bản chất tia Rơnghen
Tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng ngắn, khoảng từ 10-12m đến 10-9m ( 0,01A0 đến 10A0 ).
II/ Tính chất và công dụng của tia Rơnghen
1/ Tính chất
- Có khả năng đâm xuyên mạnh, có thể truyền qua giấy, gỗ.nhưng kim loại thì khó hơn. Kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì khả năng cản tia Rơnghen càng tốt.
- Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
- Làm phát quang một số chất.
- Có khả năng ion hóa các chất khí.
- Có khả năng sinh lí, hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn.
2/ Công dụng:
Tia X sử dụng nhiều nhất trong chiếu điện, chụp điện ( vì nó bị xương cản mạnh hơn da thịt ) để chuẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người., để chữa bệnh ( chữa ung thư ). Nó còn được dùng trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng các vật cần đúc, tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.
Ảnh xương bả vai chụp bằng tia X
Ảnh bàn tay chụp bằng tia X
III/ Thang sóng điện từ:
Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia gamma ( xuất hiện do sự phân rã hạt nhân nguyên tử ) đều có chung bản chất là sóng điện từ. Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là bước sóng, dài ngắn khác nhau nên tính chất giữa các tia khác nhau.
Các tia có bước sóng càng ngắn ( tia gamma, tia Rơnghen ) có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ phát quang các chất và dễ ion hóa không khí.
Đối với các bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.
Thực ra giữa các vùng tia không có ranh giới rõ rệt.
10-2
Sóng vô tuyến
Tia hồng ngoại
Ánh sáng thấy được
Tia tử ngoại
Tia Rơnghen
Tia gamma
10-12
10-8
10-6
10-4
10-10
1
102
(m)
CỦNG CỐ BÀI
1/ Tia Rơnghen là gì ? Trình bày cấu tạo và hoạt động của ống Rơnghen.
2/ Nêu những tính chất, tác dụng và công dụng của tia Rơnghen.
3/ Nêu những kết luận tổng quát về than sóng điện từ.
Chương VII:
TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG
Về nhà học bài, làm bài tập, ôn tập
Chúc quý thầy cô cùng các em học sinh dồi dào sức khỏe !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hue Man
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)