Ti ba hanh

Chia sẻ bởi Lê Tâm Thiện | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ti ba hanh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tỳ bà hành
Bạch Cư Dị
(772-846).
Quê: Thiểm Tây- Trung Quốc.
Cuộc đời trải qua cảnh loạn li, làm quan thăng giáng thất thường.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Là nhà thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng, sáng tác nhiều nhất thời nhà Đường (hơn 3000 bài).
- Ông chia thơ thành 4 loại, nổi bật nhất là thơ phúng dụ và thơ cảm thương.
- Nội dung: Phê phán những tiêu cực trong xã hội và chính sách phi lí của triều đình, thương cảm trước những cảnh đời bất hạnh.
Năm 816- một năm sau khi tác giả bị giáng chức làm Tư mã ở Giang Châu.
M?t l?n ti?n khỏch trờn b?n T?m Duong, nghe ti?ng d�n tỡ b� c?a ngu?i ca n?.



2. Hoàn cảnh sáng tác
Thể thơ: hành- một dạng của thơ cổ thể.
Bố cục:

II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Thể thơ, bố cục

- Câu 1-8: Cuộc đưa tiễn bạn đầy lưu luyến.
- Câu 9-38: Gặp ca nữ và nghe nàng đàn.
- Câu 39-62: Tâm sự của người ca nữ.
- Câu 63-82: Cảnh ngộ hiện tại và tâm trạng nhà thơ.
- Còn lại: Tiếng đàn lần cuối của người ca nữ và tác động đặc biệt của nó.
Bối cảnh xuất hiện:
- Cảnh vật:
+ Bến Tầm Dương canh khuya.
+ “quạnh hơi thu lau lách đìu hiu”.
- Con người: trong hoàn cảnh chia li.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn
a. Lần thứ nhất
=> Cảnh buồn, người buồn, tiếng đàn dễ gây sự chú ý, thu hút.
Âm thanh tiếng đàn: “nghe vẳng”’.
=> Tiếng đàn vọng lại từ xa.
Tác dụng: “Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng xuôi”.
=>Tiếng đàn hay, lại hợp tình hợp cảnh khiến lòng người xúc động.


Hé lộ tài đàn của người ca nữ.
Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ.
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua,
Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay
Nghe não nuột mấy dây buồn bực,
Dường than niềm tấm tức bấy lâu.
Mày chau tay gẩy khúc sầu,
Giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn.
b. Lần thứ hai
* Miêu tả gián tiếp qua hiệu quả, ấn tượng của tiếng đàn.
- “tình đà thoảng bay”.
- “não nuột”, “buồn bực”.
- “tấm tức”.
- “khúc sầu”
Người nghe cảm nhận được bao nỗi niềm ai oán chất chứa trong tiếng đàn ngay từ những khúc dạo đầu.
* Miêu tả trực tiếp tiếng đàn.
- Mọi yếu tố nhạc lí đều được thể hiện:
+ “tiếng cao thấp”, “dây to”, “dây nhỏ”.
+ “khoan khoan dìu dặt”, “nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh”.
+ “mưa rào”, “nỉ non”, “chuyện riêng”,…
+ “mâm ngọc”, “bình bạc vỡ”,…
- Nhiều thời điểm của quá trình diễn tấu được miêu tả đặc sắc
Cao trào: “bình bạc vỡ”, “ngựa sắt giong xô xát tiếng đao”, “tiếng buông xé lụa”,…
Kết thúc: bằng một nhát phảy mạnh.
- Một loạt hình ảnh so sánh, liên tưởng:
“đổ mưa rào”.
“nỉ non”
“mâm ngọc”, “hạt châu”.
“hoa oanh ríu rít”.
“nước tuôn róc rách”
“bình bạc vỡ”.
“ngựa sắt giong xô xát tiếng đao”
Tiếng đàn biến hoá kì ảo: lúc trong trẻo, tươi vui, lúc sầu thương, giận dữ, ai oán, thể hiện nỗi lòng, tâm sự của một cuộc đời đầy nước mắt.
- Miêu tả dung nhan, thái độ, động tác của người chơi đàn.
Bỡ ngỡ, ôm đàn, che mặt, nấn ná, làm thinh, chau mày.
? Con người có tâm sự, trải qua nhiều nỗi buồn đau trong cuộc đời.
- Kết hợp miêu tả phong cảnh:
->Thời gian, không gian, sự vật như ngưng đọng lại trong trạng thái đê mê, ngây ngất.
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vầng trăng trong vắt lòng sông
=> Ti?ng d�n th? hi?n:
+ Tâm trạng, nỗi niềm của người ca nữ.
+ Tài năng của người chơi đàn: đạt đến trình độ thuần thục, điêu luyện.
+ Người nghe đàn sành âm nhạc, nhạy cảm, có chung tâm sự.
? Tình tri âm tri kỷ.
* Lần thứ ba
Tác giả bắt lấy cái thần của tiếng đàn:
“Nghe não nuột khác tay đàn trước”.
Tô đậm hiệu quả cảm hoá của tiếng đàn:
Tiếng đàn làm mọi người rơi lệ và khóc nhiều nhất là Tư Mã Giang Châu
Lần I
Lần II
Lần III
Tiếng đàn Tì Bà
Hé lộ tài đàn
ca quyến rũ
chinh phục
lòng người
Tài năng của
người chơi đàn
và người nghe
đàn
Tất cả mọi
người đều
rơi lệ
Nghệ thuật: Kết hợp tài tình nhiều biện pháp nghệ thuât:
miêu tả gián tiếp, trực tiếp, kể và các biện pháp so sánh,
liên tưởng
Nhà thơ
Người ca nữ
Tiếng đàn
( Môi giới)
Hiểu biết, đồng cảm
chia sẻ
Tâm tư hoà hợp
Không quen biết
3. Sự tương đồng giữa cảnh ngộ và tâm sự giữa nhà thơ và người ca nữ
- Cảnh ngộ
- Cùng tâm trạng: cô đơn, buồn bực
Cùng là người kinh đô
Có tài và từng được trọng dụng, ngợi ca
Bị ghen ghét, xô đẩy về nơi xa xôi, hẻo lánh.

=> ý nghĩa:
+ Tăng thêm sự giao hoà tình cảm giữa hai người.
+ Góp tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến trung Đường.
+ Làm cho tiếng đàn lần cuối có một bước nhảy vọt về
chất lượng
Nghệ thuật:
Tả hình tượng âm nhạc một cách hoàn chỉnh, sâu sắc; tả cảnh, tả tình mẫu mực; kết hợp tự sự và trữ tình.
Nội dung:
Qua việc miêu tả tiếng đàn tì bà của người ca nữ và sự đồng cảm của nhà thơ, bài thơ đã bộc lộ những nỗi niềm sâu kín trong lòng tác giả, đồng thời phê phán xã hội Trung Đường vùi dập những con người tài sắc.
III. TỔNG KẾT
III. Bài tập nâng cao.
Bài thơ có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự,vì sao có thể khẳng định "Tì bà hành" chủ yếu là một tác phẩm trữ tình? nêu vị trí và ý nghĩa của hình tượng người ca nữ trong tác phẩm?
Đáp án
* Trữ tình:
+ Tâm trạng, tình cảm của các nhân vật là mối quan tâm hàng đầu của tác giả.
+ Tả cảnh, tả người để làm nổi bật tâm trạng.
+ Tâm trạng nhà thơ, tâm trạng ca nữ và sự đồng điệu giữa hai tâm trạng.
? Đây là bài thơ có vỏ là tự sự mà ruột đậm đặc trữ tình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tâm Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)