THUYMYLONG
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Ngân |
Ngày 05/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: THUYMYLONG thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Cách vệ sinh và bảo quản thực phẩm cho trẻ
Mangthai.vn Sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm có chất lượng kém, vì thế bạn phải hết sức cẩn trọng trong việc nấu nướng và bảo quản thức ăn cho bé. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý cọ, rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng dùng để chế biến và đựng thức ăn cho trẻ.
An toàn thực phẩm
- Để trứng, thịt, cá sống cách xa trái cây và rau củ. Bạn nên để riêng từng loại thức ăn như: thịt, cá và rau, quả. Trong gia đình nên có 2 cái thớt để chế biến thịt, cá và các loại rau, quả (một dùng để thái các đồ ăn chín và một để chế biến các đồ ăn sống). Rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn sống.
-Chỉ hâm nóng thức ăn một lần. Trước khi ăn, bạn phải hâm nóng lại thức ăn thật kỹ để diệt vi khuẩn và nên cho trẻ ăn liền, không nên để qua ngày hôm sau. Nên cho trẻ ăn hết phần thức ăn đã được hâm nóng sau khi lấy ra từ tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
- Không nên cho trẻ ăn tiếp phần thức ăn mà trẻ đã ăn dở trước đó. Bởi vì, nước miếng của trẻ có rất nhiều vi trùng, sau khi ăn vi trùng sẽ bám vào muỗng và thông qua muỗng, vi trùng sẽ lây sang thức ăn. Trong thời gian cất thức ăn trở lại, vi trùng sẽ có dịp sinh sôi, phát triển làm biến đổi các thành phần dưỡng chất có trong thức ăn. Nếu cho trẻ dùng những thức ăn thừa này rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là bị ngộ độc thức ăn. Do đó, nếu khẩu phần ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ, bạn nên múc ra một chén nhỏ, riêng rồi từ từ cho trẻ ăn.
- Nên ghi nhớ thời gian sử dụng để tránh trường hợp cho trẻ dùng những thức ăn đã quá thời hạn.
- Không nên để thức ăn của trẻ bên ngoài tủ lạnh, vì trong điều kiện nhiệt độ bình thường, vi trùng có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng và thức ăn dễ bị ôi thiu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn phải được làm nguội hoàn toàn. Bạn có thể làm cho thức ăn nguộibằng cách để trong nước lạnh.
- Đậy kín tất cả các loại thức ăn, nước uống dành cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm độc, vi trùng xâm nhập từ các côn trùng như: ruồi, gián, chuột hoặc thú nuôi như chó, mèo.
Vệ sinh trong nhà bếp
Thực hiện một vài nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giữ được vệ sinh thực phẩm cho trẻ:
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi làm thức ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn.
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi cho ăn, vì trong khi ăn trẻ có thể cầm nắm thức ăn, hoặc cho cả nắm tay vào miệng.
- Sau khi cho trẻ ăn xong, bạn nên cọ rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng có liên quan, sau đó để khô ráo và sử dụng cho lần sau.
- Lau chùi tất cả các con dao, rổ, rá, thớt dùng để chế biến thức ăn cho trẻ và phơi khô.
Bảo quản thực phẩm
Thực phẩm nên để trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ -180C trở xuống, trong vòng 24 tiếng. Không nên làm đông những thực phẩm sau khi đã rã đông, cho dù đó là thực phẩm chưa qua chế biến. Ví dụ: đậu, sau khi rã đông, nếu muốn tiếp tục bảo quản lạnh thì nên nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh trở lại. Có hai cách bảo quản thức ăn cho trẻ: làm đông hoặc đun nóng.
Bảo quản bằng cách làm đông: Bạn có thể bảo quản các loại thức ăn nghiền nhuyễn bằng cách: sau khi chế biến xong, để nguội, cho vào hộp nhựa, đậy nắp kín và cho vào tủ đông.
Lưu ý: Thời gian bảo quản lạnh chỉ nên trong 6 tuần. Khi chuẩn bị bữa cho trẻ, bạn chỉ cần lấy ra, hâm nóng kỹ và để nguội rồi cho trẻ ăn.
Những nguyên tắc hâm nóng thức ăn
Nếu hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng, bạn phải chú ý đến độ nóng đều của món ăn, vì có thể món ăn được hâm nóng sẽ gặp trường hợp còn chỗ nóng, chỗ lạnh. Miệng của trẻ nhạy cảm với nhiệt độ hơn người lớn nên có thể gây ra bỏng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nếm thử trước khi cho trẻ ăn.
Mangthai.vn Sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm có chất lượng kém, vì thế bạn phải hết sức cẩn trọng trong việc nấu nướng và bảo quản thức ăn cho bé. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý cọ, rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng dùng để chế biến và đựng thức ăn cho trẻ.
An toàn thực phẩm
- Để trứng, thịt, cá sống cách xa trái cây và rau củ. Bạn nên để riêng từng loại thức ăn như: thịt, cá và rau, quả. Trong gia đình nên có 2 cái thớt để chế biến thịt, cá và các loại rau, quả (một dùng để thái các đồ ăn chín và một để chế biến các đồ ăn sống). Rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn sống.
-Chỉ hâm nóng thức ăn một lần. Trước khi ăn, bạn phải hâm nóng lại thức ăn thật kỹ để diệt vi khuẩn và nên cho trẻ ăn liền, không nên để qua ngày hôm sau. Nên cho trẻ ăn hết phần thức ăn đã được hâm nóng sau khi lấy ra từ tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
- Không nên cho trẻ ăn tiếp phần thức ăn mà trẻ đã ăn dở trước đó. Bởi vì, nước miếng của trẻ có rất nhiều vi trùng, sau khi ăn vi trùng sẽ bám vào muỗng và thông qua muỗng, vi trùng sẽ lây sang thức ăn. Trong thời gian cất thức ăn trở lại, vi trùng sẽ có dịp sinh sôi, phát triển làm biến đổi các thành phần dưỡng chất có trong thức ăn. Nếu cho trẻ dùng những thức ăn thừa này rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là bị ngộ độc thức ăn. Do đó, nếu khẩu phần ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ, bạn nên múc ra một chén nhỏ, riêng rồi từ từ cho trẻ ăn.
- Nên ghi nhớ thời gian sử dụng để tránh trường hợp cho trẻ dùng những thức ăn đã quá thời hạn.
- Không nên để thức ăn của trẻ bên ngoài tủ lạnh, vì trong điều kiện nhiệt độ bình thường, vi trùng có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng và thức ăn dễ bị ôi thiu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn phải được làm nguội hoàn toàn. Bạn có thể làm cho thức ăn nguộibằng cách để trong nước lạnh.
- Đậy kín tất cả các loại thức ăn, nước uống dành cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm độc, vi trùng xâm nhập từ các côn trùng như: ruồi, gián, chuột hoặc thú nuôi như chó, mèo.
Vệ sinh trong nhà bếp
Thực hiện một vài nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giữ được vệ sinh thực phẩm cho trẻ:
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi làm thức ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn.
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi cho ăn, vì trong khi ăn trẻ có thể cầm nắm thức ăn, hoặc cho cả nắm tay vào miệng.
- Sau khi cho trẻ ăn xong, bạn nên cọ rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng có liên quan, sau đó để khô ráo và sử dụng cho lần sau.
- Lau chùi tất cả các con dao, rổ, rá, thớt dùng để chế biến thức ăn cho trẻ và phơi khô.
Bảo quản thực phẩm
Thực phẩm nên để trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ -180C trở xuống, trong vòng 24 tiếng. Không nên làm đông những thực phẩm sau khi đã rã đông, cho dù đó là thực phẩm chưa qua chế biến. Ví dụ: đậu, sau khi rã đông, nếu muốn tiếp tục bảo quản lạnh thì nên nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh trở lại. Có hai cách bảo quản thức ăn cho trẻ: làm đông hoặc đun nóng.
Bảo quản bằng cách làm đông: Bạn có thể bảo quản các loại thức ăn nghiền nhuyễn bằng cách: sau khi chế biến xong, để nguội, cho vào hộp nhựa, đậy nắp kín và cho vào tủ đông.
Lưu ý: Thời gian bảo quản lạnh chỉ nên trong 6 tuần. Khi chuẩn bị bữa cho trẻ, bạn chỉ cần lấy ra, hâm nóng kỹ và để nguội rồi cho trẻ ăn.
Những nguyên tắc hâm nóng thức ăn
Nếu hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng, bạn phải chú ý đến độ nóng đều của món ăn, vì có thể món ăn được hâm nóng sẽ gặp trường hợp còn chỗ nóng, chỗ lạnh. Miệng của trẻ nhạy cảm với nhiệt độ hơn người lớn nên có thể gây ra bỏng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nếm thử trước khi cho trẻ ăn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Ngân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)