Thuyết trình về Trần Thánh Tông

Chia sẻ bởi Siro Masarito | Ngày 16/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Thuyết trình về Trần Thánh Tông thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất) cho đến khi qua đời. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông không sang xâm lược nữa. Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Ông là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia.


Thân thế
Ông tên thật là Trần Hoảng là con trai thứ, nhưng mà là con trưởng dòng đích của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng Chín âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu mang thai ông, vua Thái Tông nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.
Trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1, vào ngày 24 tháng 12 năm 1257 (năm Nguyên Phong thứ bảy), Thái tử Hoảng cùng với vua cha Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Trị vì
Ngày 24 tháng Hai niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 (tức 30 tháng 3 năm 1258), Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, về Bắc cung làm Thái thượng hoàng, mong muốn ông sẽ nắm thêm về đường lối trị quốc và mai này các anh em của ông sẽ cùng chung sống hòa đồng với nhau.. Trần Thánh Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua cha là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Triều thần dâng tôn hiệu cho ông là Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị. Vào năm Tân Dậu 1261, ông phong cho em là Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải làm Thái úy, chứ không phong cho Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang do ông này kém tài năng. Thánh Tông được xem là một vị vua nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng:

Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung.
”

—Trần Thánh Tông

Do vậy, trong nội cung khi ăn uống nô đùa không có phân tôn ti trật tự (các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung một cỗ và cùng ngủ trên một giường với nhau, rất là đầm ấm), chỉ lúc nào có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lẽ phép. Sử cũ kể lại, có lần nhà vua cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:
Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?
Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:
Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?
Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho Khang. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích. Vào tháng 9 năm Kỷ Tỵ 1269, niên hiệu Thiệu Long thứ 12, vua phong Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm Canh Ngọ 1270, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 13, Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, nhà vua bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này - sau trở thành chùa Thông.
Việc học hành được mở mang: Trần Ích Tắc (em trai Thánh Tông) nổi tiếng là một người hay chữ trong nước nên được cử ra mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Siro Masarito
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)