Thuyết trình solar system (12 chuẩn)

Chia sẻ bởi Hoàng Phương | Ngày 23/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: thuyết trình solar system (12 chuẩn) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thuyết trình : Đặng Thị Bích Ngọc 12 A1
Gv hướng dẫn: Mai Hoàng Phương
Lịch sử Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 5 tỷ năm, với sự hình thành từ một đám mây thể khí gọi là đám bụi Mặt Trời, theo giả thuyết được đưa ra lần đầu tiên năm 1755 bởi Immanuel Kant và được trình bày một cách độc lập bởi Pierre-Simon Laplace
Theo thời gian, đám bụi mặt trời bị tác động bởi những sự nhiễu loạn bên ngoài, có thể là một siêu sao mới khiến cho nó sụp đổ. Sau khi sụp đổ đám bụi mặt trời giảm dần kích thước, trở thành đĩa bụi mặt trời quay tròn với một chỗ phình lên ở giữa. Khi đĩa bụi trở nên đặc hơn, bắt đầu hình thành sao trung tâm sau này trở thành Mặt Trời, và các tiền tiểu hành tinh sau này biến thành các hành tinh thông qua sự tập trung dần dần khối lượng.
Tất cả các hành tinh được hình thành trong một thời gian ngắn, khoảng vài triệu năm. Chúng đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng trung bình của đĩa bụi ban đầu
SAO THUỶ - Mercury
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)

- Chu kì tự quay : 58,7 ngày

- Khối lượng : 3,3 x 1023 kg

- Đường kính: 4.878km

- Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K

- Số vệ tinh: không
SAO KIM _ Venus
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày

- Chu kì tự quay: 243 ngày

- Khối lượng : 4,87x1024 kg

- Đường kính: 12.104 km

- Nhiệt độ bề mặt: 726K

- Số vệ tinh: không


TRÁI ĐẤT – Earh
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày

- Chu kì tự quay: 24 giờ

- Khối lượng : 5,98x1024 kg

- Đường kính: 12.756km

- Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K

- Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng


SAO HỎA - Mars
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày

- Chu kì tự quay: 24,6 giờ

- Khối lượng : 6,42x1023 kg

- Đường kính: 6.787km

- Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K

- Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos


SAO MỘC – Jupiter
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,456 năm

- Chu kì tự quay: 9,84 giờ

- Khối lượng : 1,9x1027 kg

- Đường kính: 142.796km

- Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)

- Số vệ tinh: 63 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh.
SAO THỔ - Saturn

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm

- Chu kì tự quay: 10,2 giờ

- Khối lượng : 5,69x1026 kg

- Đường kính: 120.660km

- Nhiệt độ bề mặt: 88K

- Số vệ tinh: 56 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai quay quanh.
SAO THIÊN VƯƠNG – Uranus

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm

- Chu kì tự quay: 17,9 giờ

- Khối lượng : 8,68x1025 kg

- Đường kính: 51.118km

- Nhiệt độ bề mặt: 59K

- Số vệ tinh: 27


SAO HẢI VƯƠNG – Neptune

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm

- Chu kì tự quay: 19,1 giờ

- Khối lượng : 1,02x1026 kg

- Đường kính: 48.600km

- Nhiệt độ bề mặt: 48K

- Số vệ tinh: 13
Trong thời gian gần đây, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp cho con người tìm ra được các hành tinh quay quanh những ngôi sao khác ngoài Mặt Trời (extrasolar planets). Việc nghiên cứu, tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh này là một trong những vấn đề rất được quan tâm của Thiên văn học giai đoạn đầu thế kỷ XXI.
Nhờ vào sự nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta đã phát hiện ra một số điều cho thấy rằng có thể loài người không hề cô đơn trong vũ trụ
Sau 10 năm tìm kiếm, tàu thăm dò vũ trụ Sao Hỏa (Mars Global Surveyor-MGS) của NASA đã gửi về trung tâm mặt đất những bức ảnh có dấu trầm tích trên hai lạch nước dài khoảng 1km ở nửa phía Nam của sao Hỏa - dấu hiệu khiến các nhà khoa học dự đoán đã có một dòng nước chảy ở đây trong 7 năm qua. Theo các nhà khoa học, do lớp khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng và có áp suất không khí thấp nên nước trên bề mặt sao Hỏa bay hơi hoặc bị đóng băng rất nhanh. Để tìm hiểu về nguồn gốc của nước và khẳng định sự tồn tại nước trên Hành tinh Đỏ sẽ phải mất nhiều thời gian nữa.
Các nhà khoa học cũng đã có một số bằng chứng có sức thuyết phục nhất về sự tồn tại của nước trong Hệ Mặt Trời qua những bức ảnh do tàu thăm dò Galileo và Cassini của NASA gửi về.

Tàu Cassini hiện nay đang quan sát sao Thổ và các mặt trăng của hành tinh này. Tàu Galileo đã tìm thấy một đại dương đầy bùn lầy nằm dưới lớp băng dày trên bề mặt mặt trăng của sao Mộc có tên Europa. Còn tàu Cassini theo dõi một mạch ngầm trên vệ tinh Enceladus của sao Thổ, được cho là có nhiều biển nước lớn. Tuy nhiên, cho tới nay, mọi sự chú ý đang đổ dồn về Sao Hỏa.
Europa
Enceladus
Ngôi sao HD 69830 có kích thước gần bằng Mặt Trời, nằm cách Trái Đất 41 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thuyền Vĩ và thuộc cấp sao biểu kiến 5,95 nên có thể quan sát được bằng mắt thường. Theo các kết quả nghiên cứu, hành tinh ở vị trí gần nhất so với ngôi sao HD 69830 có thành phần cấu tạo chủ yếu là đá, hành tinh ở giữa được tạo nên bởi khí và đá, trong khi hành tinh ngoài cùng có thể được hình thành từ băng đá, có nước và là nơi có thể có sự sống.
Fomalhaut là ngôi sao đứng thứ 17 về độ sáng, thuộc chòm Piscis Austrinus. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy 2 vùng trống trong đám bụi bao quanh ngôi sao này, một ở phía bên trong, một ở vùng xa hơn bên ngoài. Các nhà thiên văn cho rằng, quanh sao Fomalhaut có ít nhất 2 hành tinh, hành tinh phía trong tương tự như Trái Đất, hành tinh phía ngoài tương tự như Sao Mộc hoặc Sao Thổ.
Sao chổi
Sao chổi (comet) là những thiên thể có khối lượng và kích thước rất nhỏ so với các hành tinh. Chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo quĩ đạo elip rất dẹt. Thành phần của sao chổi gồm nhiều các chất khí dễ cháy. Mỗi khi đến gần Mặt Trời, các khí này bị đốt nóng bởi sức nóng của Mặt Trời và cháy sáng, bị áp lực từ Mặt Trời thổi ngược về sau thành cái đuôi sáng và nhờ thế mà từ Trái Đất có thể quan sát thấy được. Vì lí do trên nên khác với nhiều người thường nghĩ, đuôi sao chổi không hướng theo hướng chuyển động như khi người ta phóng một quả tên lửa. Cho dù sao chổi chuyển động theo hướng nào thì cái đuôi vẫn hướng về phía Mặt Trời. Cái đuôi biến mất khi sao chổi đi ra xa khỏi Mặt Trời.
Các sao chổi có thể có chu kì ngắn dài khác nhau. Rất ít sao chổi có chu kì dưới 10 năm. Hầu hết các sao chổi có chu kì vài chục đến vài trăm năm - tức là những người may mắn nhất cũng chỉ có thể quan sát chúng được một lần.
Các sao chổi nổi tiếng nhất chúng ta đã biết phải kể đến sao chổi Halley, sao chổi Hale Bopp hay sao chổi Shoemaker-Levy9 đã đâm vào Sao Mộc tháng 7 năm 1994
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)