Thuyết trình
Chia sẻ bởi Hồ Thị Liễu |
Ngày 26/04/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: thuyết trình thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đề : Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã chứng minh rằng hai đứa trẻ là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. BÀI LÀM:
Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định trên văn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân viết: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn: “ Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương” như thế . Ông xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác.
Thạch Lam tuổi thơ gắn bó với huyện Cẩm Giang, với những người thân, dòng họ, chứng kiến bao cảnh tàu đêm qua ga. Sự chờ đợi của những người buôn bán lẻ kiếm sống qua ngày.Vì thế ông hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Thế giới nhân vật của ông là những lớp người nghèo khổ cơ cực bế tắc nói chung. Những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp: Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Nhân vật của ông chủ yếu là con người có thân phận tìm kiếm nơi ẩn nấu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế con người mới cảm nhận hết mình và về cuộc sống xung quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại để xót mình và thương người để bâng khuâng man mác khi hồi tưởng về quá khứ? Không dám nhìn về tương lai, mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau.
Chị em Liên: Gia cảnh sa sút nghèo. Cha mất việc. Cả nhà bỏ Hà Nội về quê. Mẹ làng hàng sáo. Chị em Liên được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, phên nứa dán giấy nhật trình. An ngây thơ. Liên cảm thấy cô đã lớn, đảm đang, kiêu hãnh vì cái dây xà tích bạc ở thắt lưng “vì nó tỏ ra chỉ là người con gái lớn và đảm đang”. Gian hàng tối âm thầm, đầy muỗi, ngồi trên cái chõng tre sắp gãy để đợi chuyến tàu đêm để bán hàng….- An trước lúc ngủ còn dặn chị đánh thức khi tàu đến. Đợi tàu là đợi ánh sáng. Con tàu từ Hà Nội về mang theo. Con tàu gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ: ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. - Đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. - Giấc ngủ của Liên, lúc đầu mờ dần đi “giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết…” về sau “mặt chị nặng dần”, chìm dần vào “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh,… tĩnh mịch và đầy bóng tối”.
Từ sự cảm nhận về cuộc đời của nhân vật, ta nhận thấy rằng: Cảm quan trong truyện của Thạch Lam có thể gói gọn trong ba chữ đó là “niềm xót thương”. Những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng được nhà văn học gợi tả trong một không khí trữ tình đầy mến thương toả ra một cách dịu dàng từ tấm lòng của tác giả. “ Hai đứa trẻ” là sự rung động sâu xa, tinh tế trong tâm hồn hai đứa trẻ: hai chị em Liên và An, chính sự rung động là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam nhạy cảm có thể lắng nghe từng rung động khe khẽ như những cánh bướm non, những sắc trăng dịu dàng. Nó là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương”.
Chị em Liên là nhân vật trung tâm của tác phẩm được nhà văn miêu tả một cách tinh tế, sinh động đầy trìu mến và lòng yêu thương. Tác giả đã gợi được những nét sâu lắng về cảm xúc, giàu tình thương của Liên. Gọt tả được vẽ khám phá thật sâu kín diễn biến tâm trạng nhân vật. Truyện “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một mẩu chuyện sinh hoạt kéo dài của hai chị em, Hai đứa trẻ thay
Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định trên văn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân viết: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn: “ Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương” như thế . Ông xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác.
Thạch Lam tuổi thơ gắn bó với huyện Cẩm Giang, với những người thân, dòng họ, chứng kiến bao cảnh tàu đêm qua ga. Sự chờ đợi của những người buôn bán lẻ kiếm sống qua ngày.Vì thế ông hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Thế giới nhân vật của ông là những lớp người nghèo khổ cơ cực bế tắc nói chung. Những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp: Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Nhân vật của ông chủ yếu là con người có thân phận tìm kiếm nơi ẩn nấu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế con người mới cảm nhận hết mình và về cuộc sống xung quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại để xót mình và thương người để bâng khuâng man mác khi hồi tưởng về quá khứ? Không dám nhìn về tương lai, mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau.
Chị em Liên: Gia cảnh sa sút nghèo. Cha mất việc. Cả nhà bỏ Hà Nội về quê. Mẹ làng hàng sáo. Chị em Liên được mẹ cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, phên nứa dán giấy nhật trình. An ngây thơ. Liên cảm thấy cô đã lớn, đảm đang, kiêu hãnh vì cái dây xà tích bạc ở thắt lưng “vì nó tỏ ra chỉ là người con gái lớn và đảm đang”. Gian hàng tối âm thầm, đầy muỗi, ngồi trên cái chõng tre sắp gãy để đợi chuyến tàu đêm để bán hàng….- An trước lúc ngủ còn dặn chị đánh thức khi tàu đến. Đợi tàu là đợi ánh sáng. Con tàu từ Hà Nội về mang theo. Con tàu gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ: ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. - Đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. - Giấc ngủ của Liên, lúc đầu mờ dần đi “giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết…” về sau “mặt chị nặng dần”, chìm dần vào “ngập vào giấc ngủ yên tĩnh,… tĩnh mịch và đầy bóng tối”.
Từ sự cảm nhận về cuộc đời của nhân vật, ta nhận thấy rằng: Cảm quan trong truyện của Thạch Lam có thể gói gọn trong ba chữ đó là “niềm xót thương”. Những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng được nhà văn học gợi tả trong một không khí trữ tình đầy mến thương toả ra một cách dịu dàng từ tấm lòng của tác giả. “ Hai đứa trẻ” là sự rung động sâu xa, tinh tế trong tâm hồn hai đứa trẻ: hai chị em Liên và An, chính sự rung động là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam nhạy cảm có thể lắng nghe từng rung động khe khẽ như những cánh bướm non, những sắc trăng dịu dàng. Nó là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương”.
Chị em Liên là nhân vật trung tâm của tác phẩm được nhà văn miêu tả một cách tinh tế, sinh động đầy trìu mến và lòng yêu thương. Tác giả đã gợi được những nét sâu lắng về cảm xúc, giàu tình thương của Liên. Gọt tả được vẽ khám phá thật sâu kín diễn biến tâm trạng nhân vật. Truyện “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một mẩu chuyện sinh hoạt kéo dài của hai chị em, Hai đứa trẻ thay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Liễu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)