Thuyết trình

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Huệ | Ngày 09/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Thuyết trình thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

s
Bài Thuyết Trình
NHÀ BÁC HỌC

PASCAL

(19/06/1623 –19/8/1662)
Blaise Pascal (19/06/1623 – 19/08/1662) là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác giả, và triết gia Cơ Đốc người Pháp.
Nghiên cứu đầu tay của Pascal là trong lĩnh vực tự nhiên và khoa học ứng dụng, là những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về chất lưu, và làm sáng tỏ những khái niệm về áp suất và chân không.
Thời bấy giờ, ông Etienne thường gặp gỡ nhiều nhân vật danh tiếng về Khoa học nên Pascal cũng được tham dự vào các buổi hội thảo. Nhờ đó, Pascal có cơ hội trình bày những điều do mình khám phá, cũng như góp các tư tưởng, lý luận về những tác phẩm của các nhà bác học đương thời.
Tiểu sử
Pascal có cống hiến rất lớn cho vật lý học. Từ năm 22 tuổi ông đã nghiên cứu về chân không và các vấn đề tĩnh học của các lưu thể và đã thu được nhiều thành tựu rất to lớn.
Với nhiều người khi lần đầu lên các đỉnh núi hoặc cao nguyên, đều cảm thấy hô hấp khó khăn, nếu tim phổi mà có bệnh thì bệnh sẽ nặng thêm, tỉ số tử vong của trẻ sơ sinh tăng cao. Tại sao vậy? Pascal đã sớm phát hiện nguyên nhân của điều bí mật này. Là do khi ta càng lên cao thì không khí càng loãng, áp suất khí quyển sẽ giảm, nhiều người không thích ứng được với điều đó.
Pascal – Người chứng minh sự tồn tại của chân không
Năm 1653, Pascal đã lần đầu tiên tìm ra định luật nổi tiếng mang tên định luật Pascal. Ông đã công bố định luật trong luận văn có tên "Bàn về sự cân bằng của các chất lỏng", bàn một cách tỉ mỉ nguyên lí truyền áp suất của các chất lỏng. Ứng dụng định luật này người ta đã thiết kế chế tạo các loại máy ép thủy lực khác nhau, tạo ra cho loài người bao nhiêu là kỳ tích. Pascal còn chỉ ra rằng do các chất lỏng có trọng lượng nên thành bình đựng các chất lỏng sẽ chịu sức ép có liên quan đến độ sâu của chất lỏng. Để ghi nhớ đến công tích của ông, người ta đã đặt tên cho đơn vị đo sức ép là Pascal, viết tắt là Pa.

"Áp suất chất lỏng do ngoại lực tác dụng lên mặt thoáng được truyền nguyên vẹn tới mọi điểm trong lòng chất lỏng".
Ý nghĩa:
Khi chất lưu ở trạng thái cân bằng thì áp suất tại một điểm trong lòng chất lưu là phân bố đều theo mọi phương. Nghĩa là áp suất tại điểm đó phân bố theo mọi phương có độ lớn bằng nhau.
Cơ học chất lưu, hay còn được gọi là cơ học thủy khí, nghiên cứu sự cân bằng và chuyển động của các phần tử vật chất vô cùng nhỏ có thể dễ dàng di chuyển và va chạm với nhau trong không gian. Với cơ học chất lưu, một cách tương đối có thể chia thành hai nhóm:
Nghiên cứu chất thể lỏng (nước, dầu, rượu...) có thể tích thay đổi rất ít khi có tác động của áp suất và nhiệt độ (còn gọi là chất lưu không nén).
Nghiên cứu các hiện tượng vật lý của chất thể khí và hơi, dễ bị thay đổi thể tích dưới tác động của áp suất và nhiệt độ. (còn gọi là chất lưu nén).
Phát biểu định luật Pascal:
"Áp suất chất lỏng do ngoại lực tác dụng lên mặt thoáng được truyền nguyên vẹn tới mọi điểm trong lòng chất lỏng".
Ý nghĩa:
Khi chất lưu ở trạng thái cân bằng thì áp suất tại một điểm trong lòng chất lưu là phân bố đều theo mọi phương. Nghĩa là áp suất tại điểm đó phân bố theo mọi phương có độ lớn bằng nhau.
Cơ học chất lưu, hay còn được gọi là cơ học thủy khí, nghiên cứu sự cân bằng và chuyển động của các phần tử vật chất vô cùng nhỏ có thể dễ dàng di chuyển và va chạm với nhau trong không gian. Với cơ học chất lưu, một cách tương đối có thể chia thành hai nhóm:
Nghiên cứu chất thể lỏng (nước, dầu, rượu...) có thể tích thay đổi rất ít khi có tác động của áp suất và nhiệt độ (còn gọi là chất lưu không nén).
Nghiên cứu các hiện tượng vật lý của chất thể khí và hơi, dễ bị thay đổi thể tích dưới tác động của áp suất và nhiệt độ. (còn gọi là chất lưu nén).
Phát biểu định luật Pascal:
Máy nén thủy lực
 Cấu tạo: Bộ phận chính của máy nén thủy lực gồm hai ống hình trụ tiết diện S và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pít tông.
Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng một lực f lên pít tông A. Lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = f/s áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pít tông B và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên.
Nguyên lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)